Vì sao người Trung Quốc bị kỳ thị tại châu Phi?
:: Tin Tức :: Bản tin thời sự
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Vì sao người Trung Quốc bị kỳ thị tại châu Phi?
Vì sao người Trung Quốc bị kỳ thị tại châu Phi?
khaclong
sưu tầm
Trung Quốc đầu tư hàng tỷ đôla vào các dự án ở châu Phi
Báo chí Trung Quốc bắt đầu nói nhiều về sự hiện diện của doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc tại châu Phi.
Các công ty TQ đã đầu tư hàng tỷ đôla vào các dự án tại châu lục này. Bài báo sau của tác giả Lưu Thực Vinh đăng trên mạng Hua xia kuai di nói về tình trạng người TQ bị "kỳ thị":
"Hoa kiều ở châu Phi cũng như những người Trung Quốc công tác, du lịch tại châu Phi, chắc chắn đều suy nghĩ tới vấn đề này: vì sao ngay những người da đen cũng coi thường người Trung Quốc?
Trung Quốc viện trợ châu Phi nhiều như vậy, sao họ lại ăn hiếp người Trung Quốc?
Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước, những người lãnh đạo Trung Quốc mới đã nhận thức được tầm quan trọng của các quốc gia châu Phi đối với Trung Quốc, nên từ năm 1956 đã bắt đầu viện trợ cho các nước châu Phi, và từ đó không bao giờ ngừng.
53 năm nay, Trung Quốc đã viện trợ cho hơn 50 nước châu Phi hơn 900 hạng mục toàn bộ. Sau khi Diễn đàn hợp tác Trung Phi họp, Trung Quốc đã miễn giảm cho 31 nước châu Phi khoản nợ 10,5 tỷ NDT. Năm 2007, ngoại giao Trung Quốc chi tiêu hết 23 tỷ NDT, thì có tới 10,3 tỷ NDT dùng cho viện trợ nước ngoài.
Tác giả đã có chuyến thăm thủ đô Yaounde của Cameroon ít ngày, thành phố chỉ có 1,5 triệu dân này đã có nhiều hạng mục do Trung Quốc viện trợ như Hội nghị trung tâm, Bệnh viện Nhi đồng Phụ nữ, Quảng trường thành phố, Trung tâm Thể dục nhiều chức năng v.v...
Đây chỉ là một thành phố của một nước châu Phi, nhưng qua đó có thể thấy được qui mô viện trợ của Trung Quốc đối với các nước châu Phi như thế nào.
Trong chuyến thăm đó, tác giả đã có dịp trao đổi với ngài Baader, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Khoáng sản và Khoa học kỹ thuật Cameroon.
Trông chờ Trung Quốc?
Ngài đã đến thăm nhiều nơi ở Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc phát triển mạnh, tiềm lực khổng lồ, dự trữ ngoại hối đứng đầu thế giới.
Vị Bộ trưởng này đại diện cho tâm lý nhiều người châu Phi, cho rằng Trung Quốc viện trợ cho họ là lẽ đương nhiên.
Thế nhưng những nơi mà ngài đã tới đều thuộc vùng phát triển nhất của Trung Quốc, nhiều nơi ở Trung Quốc còn nghèo hơn Cameroon, chưa ấm no, trẻ con còn không được đi học.
Chúng ta viện trợ cho châu Phi bao nhiêu năm rồi, viện trợ bao nhiêu hạng mục, thế nhưng các nước châu Phi đối với Trung Quốc có hữu hảo không?
Tất nhiên qua vô tuyến tryền hình, chúng ta có thể thấy cảnh người lãnh đạo Trung Quốc tới thăm châu Phi đều được hoan nghênh nhiệt liệt. Đó là nghi lễ ngoại giao, hơn nữa người lãnh đạo Trung Quốc tới thăm châu Phi trong nhiều trường hợp trong túi đều có hạng mục viện trợ.
Con chó vẫy đuôi với bạn, không phải là vì bạn mà là vì cái bánh mì trong tay bạn.
<BLOCKQUOTE>
Các dân tộc trên thế giới phần lớn đều giống nhau ở chỗ, tôn sùng kẻ mạnh, khinh kẻ yếu.</BLOCKQUOTE>
Tác giả Lưu Thục Vinh
Những Hoa kiều ở châu Phi, những nhân viên Trung Quốc công tác tại châu Phi, những công dân Trung Quốc đến du lịch tại châu Phi đều có thể hội thiết thân này.
Vì sao người Trung Quốc bị coi thường tại châu Phi?
Tôi nghĩ nguyên nhân chủ yếu là vì chúng ta chưa hề thực dân với họ. Tôi đã công tác tại châu Phi mấy năm, phát hiện châu Phi đặc biệt sùng kính người Pháp, người Anh.
Người da đen trước đây bị người da trắng mua bán như con vật, sau này, những người da trắng này dạy người da đen học tiếng Pháp, tiếng Anh, nên người da đen luôn coi người da trắng là ông chủ... Hiện nay các nước châu Phi đều độc lập, những giữa họ vẫn nội chiến không ngừng.
Các dân tộc trên thế giới phần lớn đều giống nhau ở chỗ, tôn sùng kẻ mạnh, khinh kẻ yếu. Điều này giống như huán luyện ngựa, anh ghê gớm thì thuần phục được ngựa, nó phục tùng anh, theo sự điều khiển của anh.
Nhưng nếu anh mềm yếu, sẽ không huấn luyện nổi ngựa, nó sẽ không cho anh cưỡi, không cho anh sờ, thậm chí còn đá anh.
Trong lịch sử, người phương Tây đã từng đánh và khuất phục Trung Quốc, Trung Quốc trở thành xã hội nửa phong kiến nửa thực dân. Người châu Phi coi trọng người da trắng, xem thường người Trung Quốc chính là vì lý do này.
Một lý do nữa khiến chúng ta phải viện trợ cho châu Phi còn vì mục đích gạt bỏ những nước có ý đồ muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Một số nước châu Phi không cần nguyên tắc, không cần nghĩa khí, cái mà họ cần là thực huệ, ai có sữa thì là mẹ, ai cho nhiều tiền hơn thì công nhận người đó. Hiện nay vẫn còn 4 nước châu Phi có quan hệ ngoại giao với Đài Loan."
khaclong
sưu tầm
Trung Quốc đầu tư hàng tỷ đôla vào các dự án ở châu Phi
Báo chí Trung Quốc bắt đầu nói nhiều về sự hiện diện của doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc tại châu Phi.
Các công ty TQ đã đầu tư hàng tỷ đôla vào các dự án tại châu lục này. Bài báo sau của tác giả Lưu Thực Vinh đăng trên mạng Hua xia kuai di nói về tình trạng người TQ bị "kỳ thị":
"Hoa kiều ở châu Phi cũng như những người Trung Quốc công tác, du lịch tại châu Phi, chắc chắn đều suy nghĩ tới vấn đề này: vì sao ngay những người da đen cũng coi thường người Trung Quốc?
Trung Quốc viện trợ châu Phi nhiều như vậy, sao họ lại ăn hiếp người Trung Quốc?
Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước, những người lãnh đạo Trung Quốc mới đã nhận thức được tầm quan trọng của các quốc gia châu Phi đối với Trung Quốc, nên từ năm 1956 đã bắt đầu viện trợ cho các nước châu Phi, và từ đó không bao giờ ngừng.
53 năm nay, Trung Quốc đã viện trợ cho hơn 50 nước châu Phi hơn 900 hạng mục toàn bộ. Sau khi Diễn đàn hợp tác Trung Phi họp, Trung Quốc đã miễn giảm cho 31 nước châu Phi khoản nợ 10,5 tỷ NDT. Năm 2007, ngoại giao Trung Quốc chi tiêu hết 23 tỷ NDT, thì có tới 10,3 tỷ NDT dùng cho viện trợ nước ngoài.
Tác giả đã có chuyến thăm thủ đô Yaounde của Cameroon ít ngày, thành phố chỉ có 1,5 triệu dân này đã có nhiều hạng mục do Trung Quốc viện trợ như Hội nghị trung tâm, Bệnh viện Nhi đồng Phụ nữ, Quảng trường thành phố, Trung tâm Thể dục nhiều chức năng v.v...
Đây chỉ là một thành phố của một nước châu Phi, nhưng qua đó có thể thấy được qui mô viện trợ của Trung Quốc đối với các nước châu Phi như thế nào.
Trong chuyến thăm đó, tác giả đã có dịp trao đổi với ngài Baader, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Khoáng sản và Khoa học kỹ thuật Cameroon.
Trông chờ Trung Quốc?
Ngài đã đến thăm nhiều nơi ở Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc phát triển mạnh, tiềm lực khổng lồ, dự trữ ngoại hối đứng đầu thế giới.
Vị Bộ trưởng này đại diện cho tâm lý nhiều người châu Phi, cho rằng Trung Quốc viện trợ cho họ là lẽ đương nhiên.
Thế nhưng những nơi mà ngài đã tới đều thuộc vùng phát triển nhất của Trung Quốc, nhiều nơi ở Trung Quốc còn nghèo hơn Cameroon, chưa ấm no, trẻ con còn không được đi học.
Chúng ta viện trợ cho châu Phi bao nhiêu năm rồi, viện trợ bao nhiêu hạng mục, thế nhưng các nước châu Phi đối với Trung Quốc có hữu hảo không?
Tất nhiên qua vô tuyến tryền hình, chúng ta có thể thấy cảnh người lãnh đạo Trung Quốc tới thăm châu Phi đều được hoan nghênh nhiệt liệt. Đó là nghi lễ ngoại giao, hơn nữa người lãnh đạo Trung Quốc tới thăm châu Phi trong nhiều trường hợp trong túi đều có hạng mục viện trợ.
Con chó vẫy đuôi với bạn, không phải là vì bạn mà là vì cái bánh mì trong tay bạn.
<BLOCKQUOTE>
Các dân tộc trên thế giới phần lớn đều giống nhau ở chỗ, tôn sùng kẻ mạnh, khinh kẻ yếu.</BLOCKQUOTE>
Tác giả Lưu Thục Vinh
Những Hoa kiều ở châu Phi, những nhân viên Trung Quốc công tác tại châu Phi, những công dân Trung Quốc đến du lịch tại châu Phi đều có thể hội thiết thân này.
Vì sao người Trung Quốc bị coi thường tại châu Phi?
Tôi nghĩ nguyên nhân chủ yếu là vì chúng ta chưa hề thực dân với họ. Tôi đã công tác tại châu Phi mấy năm, phát hiện châu Phi đặc biệt sùng kính người Pháp, người Anh.
Người da đen trước đây bị người da trắng mua bán như con vật, sau này, những người da trắng này dạy người da đen học tiếng Pháp, tiếng Anh, nên người da đen luôn coi người da trắng là ông chủ... Hiện nay các nước châu Phi đều độc lập, những giữa họ vẫn nội chiến không ngừng.
Các dân tộc trên thế giới phần lớn đều giống nhau ở chỗ, tôn sùng kẻ mạnh, khinh kẻ yếu. Điều này giống như huán luyện ngựa, anh ghê gớm thì thuần phục được ngựa, nó phục tùng anh, theo sự điều khiển của anh.
Nhưng nếu anh mềm yếu, sẽ không huấn luyện nổi ngựa, nó sẽ không cho anh cưỡi, không cho anh sờ, thậm chí còn đá anh.
Trong lịch sử, người phương Tây đã từng đánh và khuất phục Trung Quốc, Trung Quốc trở thành xã hội nửa phong kiến nửa thực dân. Người châu Phi coi trọng người da trắng, xem thường người Trung Quốc chính là vì lý do này.
Một lý do nữa khiến chúng ta phải viện trợ cho châu Phi còn vì mục đích gạt bỏ những nước có ý đồ muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Một số nước châu Phi không cần nguyên tắc, không cần nghĩa khí, cái mà họ cần là thực huệ, ai có sữa thì là mẹ, ai cho nhiều tiền hơn thì công nhận người đó. Hiện nay vẫn còn 4 nước châu Phi có quan hệ ngoại giao với Đài Loan."
k3d40b0ng_dangju- Trung sĩ
- Tổng số bài gửi : 40
NHIỆT HUYẾT : 119
Cảm Ơn ! : 1
Join date : 13/12/2009
Age : 33
Đến từ : dak lak
Similar topics
» Sock: Ăn thịt trẻ em ở Trung quốc
» Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) số 64/2006/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 12-07-2006
» Rợn người: tục hiến tế người sống
» Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội số 56 L/CTN của Quốc hội - Ban hành ngày 17-04-1997
» Đà Lạt - Thành phố đẹp và độc đáo nhất Châu Á - Thái Bình Dương
» Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) số 64/2006/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 12-07-2006
» Rợn người: tục hiến tế người sống
» Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội số 56 L/CTN của Quốc hội - Ban hành ngày 17-04-1997
» Đà Lạt - Thành phố đẹp và độc đáo nhất Châu Á - Thái Bình Dương
:: Tin Tức :: Bản tin thời sự
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết