Tìm hiểu chính sách, biện pháp phòng chống tội phạm liên quan thuốc phiện thời Nguyễn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tìm hiểu chính sách, biện pháp phòng chống tội phạm liên quan thuốc phiện thời Nguyễn
Những điều rút ra qua tìm hiểu chính sách, biện pháp phòng chống tội phạm liên quan đến thuốc phiện dưới thời các chúa Nguyễn và triều Nguyễn
TS. Vũ Đức Trung
Trưởng phòng QLNCKH
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
Mặc dù bị cấm gắt gao nhưng do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thuốc phiện giữa Nhà Thanh và thực dân Anh nên ở Việt Nam tình trạng nghiện hút vẫn tăng nhanh, đến nỗi chẳng những dân chúng mà đến cả bọn quan lại, người quyền quí cũng đua nhau hút thuốc phiện.
Cây có chất ma túy được du nhập vào Việt Nam đầu tiên là cây thuốc phiện và được trồng ở các tỉnh phía Bắc vào những năm đầu của thế kỷ XVI. Vào thời kỳ này người ta phát hiện ra một số tác dụng trong chữa bệnh của nhựa loại cây thuốc phiện như chữa phong thấp, đường ruột, giảm đau, nhưng sau đó con người cũng đã phát hiện ra những tác hại của nó. Chính vì vậy nhà nước phong kiến Việt Nam đã ban hành những đạo luật để cấm đoán những hành vi liên quan đến trồng và hút thuốc phiện. Vào đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, các chúa Nguyễn và Triều đình nhà Nguyễn đã ban hành một số văn bản pháp luật cấm hành vi trồng hoặc mua bán thuốc phiện. Mặc dù bị cấm gắt gao nhưng do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thuốc phiện giữa Nhà Thanh và thực dân Anh nên ở Việt Nam tình trạng nghiện hút vẫn tăng nhanh, đến nỗi chẳng những dân chúng mà đến cả bọn quan lại, người quyền quí cũng đua nhau hút thuốc phiện.
Trước tình trạng ấy các chúa Nguyễn và sau đó là Triều đình nhà Nguyễn đã ban hành luật cũng như các chính sách chống thuốc phiện, gồm các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất , triệt đường cung cấp chất thuốc phiện và ngăn cấm người dân sử dụng thuốc phiện. Để triệt đường cung cấp chất thuốc phiện, nhà nước phong kiến đã ban hành luật với các nội dung:
- Cấm trồng cây thuốc phiện . Vào năm 1665 đạo luật Cấm trồng cây thuốc phiện đã được ban hành. Một số nội dung của đạo luật đã chỉ ra tác hại của thuốc phiện và cấm trồng cũng như sử dụng thuốc phiện. Đạo luật đã chỉ ra rằng con trai, con gái dùng thuốc phiện để thỏa lòng dâm dật, trộm cướp dùng nó để nhòm ngó nhà người ta. Trong thì Kinh thành, ngoài thì thôn xóm, vì nó mà có khi hỏa hoạn, khánh kiệt tài sản. Vì nó mà thân thể tàn tạ, người chẳng ra người. Chính vì vậy Nhà nước đã cấm quan lại và dân chúng không được trồng và mua bán thuốc phiện. Ai đã trồng thì phải phá đi, người nào chứa giữ thì phải hủy đi. *
- Triệt đường cung cấp thuốc phiện từ nước ngoài vào Việt Nam. Vào năm 1820 vua Minh Mạng đã quy định thuốc phiện là thứ thuốc độc từ nước ngoài đem lại. Những phường du côn lêu lổng mới hút cho là phong lưu, rồi chuyển thành thói quen thường nghiện thì không thể qua được. Quan thì bỏ cả chức vụ, dân thì phá hết sản nghiệp, thậm chí gầy mòn thành tật, tổn thương cơ thể, sinh mệnh, nên phải cấm đi. Người nào bị bắt quả tang hút, giấu thuốc phiện nếu là quan thì bị cách chức, nếu là dân thì bị xử tội đồ; cha, anh không răn cấm con em, láng giềng biết mà không tố giác thì bị xử tội trượng. Vào năm 1838 trước tình hình thuốc phiện từ nước ngoài được chuyển vào Việt Nam rất mạnh ở vùng biên giới Tây Nam, nhà nước phong kiến đã áp dụng biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn nguồn ma túy từ nước ngoài được vận chuyển vào Việt Nam để tiêu thụ. Cũng vào thời gian trên, một nguồn thuốc phiện dồi dào từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam nên Nhà nước đã đề ra những biện pháp rất nghiêm khắc để chặn nguồn thuốc phiện nguy hiểm này. Vì vậy đã ban hành quy định thuyền buôn nào chứa, giấu thuốc phiện hoặc thuê mướn thuyền khác vận chuyển thì chủ thuyền phải chịu tội tử hình. Nếu chứa thuốc phiện dưới 1 kg thì xử giam hậu, nếu trên 1 kg thì xử tội giảo (tức là treo cổ). Chính những biện pháp mạnh mẽ đó đã hạn chế được nguồn thuốc phiện cung cấp cho người nghiện và vì thế mà nguồn thuốc phiện từ nước ngoài vào nước ta thời bấy giờ được hạn chế một cách tối đa.
- Ngăn cấm người dân sử dụng thuốc phiện: Thời gian này nhà nước phong kiến đã ban hành luật và đề ra những biện pháp cấp bách nhằm hạn chế tới mức tối đa người dân sử dụng thuốc phiện. Vì vậy, Nhà nước quy định: Chủ hàng, chủ chứa bàn đèn hút thuốc phiện bị xử phạt 100 trượng và tù ba năm. Người hút thuốc phiện bị phạt 100 trượng và tù ba năm. Cha anh không ngăn giữ con em bị phạt 100 trượng. Quan lại hút thuốc phiện bị đánh 100 trượng và bị cách chức. Các cơ quan hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu các phương pháp trị liệu có hiệu quả cho người nghiện hút.
Thứ hai, chú trọng biện pháp điều trị cho người nghiện hút. Đã nghiện thuốc phiện thì phải tìm mọi cách cai nghiện. Việc cai nghiện thuốc phiện không chỉ là việc của người nghiện, gia đình người nghiện phải làm mà nhà nước phong kiến còn quy định đó là bổn phận của quan lại ở các địa phương. Triều đình có lệnh cho những người nghiện hút hạn trong sáu tháng phải ra khai báo và cai nghiện. Các quan địa phương phải chú ý giúp người nghiện tìm ra biện pháp, phương pháp cai nghiện có hiệu quả. Bằng những chính sách và biện pháp đó đã góp phần vào việc giảm đáng kể người nghiện thuốc phiện.
Thứ ba , khen thưởng rất hậu cho người phát hiện hoặc cáo giác đúng người mua bán hoặc người hút thuốc phiện. Chẳng hạn trong Luật năm 1840 đã quy định rõ người nào phát hiện kẻ tàng trữ, buôn bán thuốc phiện dưới 1 kg thì thưởng 100 quan tiền, trên 1 kg thì thưởng 150 quan tiền, từ 3 kg trở lên được thưởng thêm. Quan lại khám xét ra được thưởng số tiền tương đương một nửa vật chứng và được thăng một cấp[1].
Từ nghiên cứu về chính sách và biện pháp phòng chống thuốc phiện của các chúa Nguyễn và Triều đình nhà Nguyễn chúng ta thấy một số điểm nổi bật như sau:
- Chính quyền đã sớm nhận ra sự tác hại của việc sử dụng thuốc phiện nên đã ban hành pháp luật cấm gắt gao việc trồng, vận chuyển và sử dụng thuốc phiện. Việc làm đó xuất phát từ lợi ích của dân tộc, giống nòi, đã hạn chế một cách tối đa nguồn thuốc phiện cung cấp cho người nghiện. Nên nhớ rằng nếu t ừ thời vua Minh Mạng trở về trước việc trồng, vận chuyển và sử dụng thuốc phiện được nhà nước kiểm soát chặt chẽ, nhờ vậy mà tình hình tội phạm về thuốc phiện ở nước ta được kiềm chế. Nhưng sau khi chiếm xong nước ta thực dân Pháp đã hợp thức hóa việc trồng, vận chuyển và sử dụng thuốc phiện, coi đó là một trong những biện pháp cai trị người dân xứ thuộc địa. Vào ngày 28-12-1861, Đô đốc Hải quân Pháp Bonard đã ký nghị định thiết lập cho trưng thầu độc quyền khai thác thuốc phiện. Mà nội dung của nó là chính quyền bảo hộ cho phép nhập khẩu thuốc phiện qua cảng Sài Gòn và Chợ Lớn, Nhà nước bảo hộ sẽ thu 10% giá trị số thuốc phiện được nhập khẩu. Ngoài ra còn quy định hàng năm nhà nước bảo hộ còn tổ chức đấu thầu việc nhập khẩu, mua bán thuốc phiện. Như vậy bằng chính sách này chính quyền bảo hộ đã vực dậy tình trạng trồng, vận chuyển và sử dụng thuốc phiện ở nước ta, góp phần vào chính sách ngu dân thâm độc của chúng ở Việt Nam.Thuế thuốc phiện là một nguồn tài chính quan trọng mà ngay từ năm 1860 Pháp đã thu được hơn 13.000 đồng bạc, chiếm gần một phần mười tổng số thu nhập. Sang năm 1861, thuế thuốc phiện thu được đã tăng gấp đôi.
- Chính quyền Phong kiến đã rất quan tâm đến việc điều trị, cai nghiện cho những người đã chót mắc nghiện. Việc cai nghiện cho người mắc nghiện là công việc của gia đình, nhà nước và xã hội. Vì vậy mới có quy định cho các quan địa phương phải chú ý giúp người nghiện tìm ra biện pháp, phương pháp cai nghiện có hiệu quả. Bằng chính sách đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng chống tội phạm về thuốc phiện ở nước ta trong thời gian đó.
- Chính sách khen thưởng xứng đáng cho người phát hiện hoặc cáo giác đúng người mua bán hoặc người hút thuốc phiện đã là một nhân tố vô cùng quan trọng trong toàn bộ việc phòng chống tội phạm về thuốc phiện lúc bấy giờ. Nhà nước đã nhìn nhận được tác hại to lớn về kình tế, xã hội, an ninh của tội phạm về thuốc phiện đối với đất nước, đối với giống nòi nên đi đôi với các chính sách lấp nguồn, cạn dòng thuốc phiện; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong công tác cai nghiện thuốc phiện cho người nghiện thì chính sách thưởng hậu này cũng góp phần to lớn vào công tác phòng chống tội phạm về thuốc phiện.
Ngày nay tình hình tội phạm về ma túy ngày càng diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ gây nhiều tác hại nguy hiểm cho người sử dụng mà còn cho toàn xã hội. Để phòng chống tội phạm về ma túy thực sự có hiệu quả thì chúng ta không chỉ cần làm tốt công tác phòng ngừa, điều tra khám phá mà cần thiết phải nghiên cứu kinh nghiệm của cha ông chúng ta trong công cuộc đấu tranh với loại tội phạm này để có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết./.
[1] Xem: Trần Văn Luyện, Luận án tiến sĩ Luật học “Phát hiện và điều tra các tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy của lực lượng CSND”, Hà Nội 1999.
TS. Vũ Đức Trung
Trưởng phòng QLNCKH
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
Mặc dù bị cấm gắt gao nhưng do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thuốc phiện giữa Nhà Thanh và thực dân Anh nên ở Việt Nam tình trạng nghiện hút vẫn tăng nhanh, đến nỗi chẳng những dân chúng mà đến cả bọn quan lại, người quyền quí cũng đua nhau hút thuốc phiện.
Cây có chất ma túy được du nhập vào Việt Nam đầu tiên là cây thuốc phiện và được trồng ở các tỉnh phía Bắc vào những năm đầu của thế kỷ XVI. Vào thời kỳ này người ta phát hiện ra một số tác dụng trong chữa bệnh của nhựa loại cây thuốc phiện như chữa phong thấp, đường ruột, giảm đau, nhưng sau đó con người cũng đã phát hiện ra những tác hại của nó. Chính vì vậy nhà nước phong kiến Việt Nam đã ban hành những đạo luật để cấm đoán những hành vi liên quan đến trồng và hút thuốc phiện. Vào đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, các chúa Nguyễn và Triều đình nhà Nguyễn đã ban hành một số văn bản pháp luật cấm hành vi trồng hoặc mua bán thuốc phiện. Mặc dù bị cấm gắt gao nhưng do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thuốc phiện giữa Nhà Thanh và thực dân Anh nên ở Việt Nam tình trạng nghiện hút vẫn tăng nhanh, đến nỗi chẳng những dân chúng mà đến cả bọn quan lại, người quyền quí cũng đua nhau hút thuốc phiện.
Trước tình trạng ấy các chúa Nguyễn và sau đó là Triều đình nhà Nguyễn đã ban hành luật cũng như các chính sách chống thuốc phiện, gồm các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất , triệt đường cung cấp chất thuốc phiện và ngăn cấm người dân sử dụng thuốc phiện. Để triệt đường cung cấp chất thuốc phiện, nhà nước phong kiến đã ban hành luật với các nội dung:
- Cấm trồng cây thuốc phiện . Vào năm 1665 đạo luật Cấm trồng cây thuốc phiện đã được ban hành. Một số nội dung của đạo luật đã chỉ ra tác hại của thuốc phiện và cấm trồng cũng như sử dụng thuốc phiện. Đạo luật đã chỉ ra rằng con trai, con gái dùng thuốc phiện để thỏa lòng dâm dật, trộm cướp dùng nó để nhòm ngó nhà người ta. Trong thì Kinh thành, ngoài thì thôn xóm, vì nó mà có khi hỏa hoạn, khánh kiệt tài sản. Vì nó mà thân thể tàn tạ, người chẳng ra người. Chính vì vậy Nhà nước đã cấm quan lại và dân chúng không được trồng và mua bán thuốc phiện. Ai đã trồng thì phải phá đi, người nào chứa giữ thì phải hủy đi. *
- Triệt đường cung cấp thuốc phiện từ nước ngoài vào Việt Nam. Vào năm 1820 vua Minh Mạng đã quy định thuốc phiện là thứ thuốc độc từ nước ngoài đem lại. Những phường du côn lêu lổng mới hút cho là phong lưu, rồi chuyển thành thói quen thường nghiện thì không thể qua được. Quan thì bỏ cả chức vụ, dân thì phá hết sản nghiệp, thậm chí gầy mòn thành tật, tổn thương cơ thể, sinh mệnh, nên phải cấm đi. Người nào bị bắt quả tang hút, giấu thuốc phiện nếu là quan thì bị cách chức, nếu là dân thì bị xử tội đồ; cha, anh không răn cấm con em, láng giềng biết mà không tố giác thì bị xử tội trượng. Vào năm 1838 trước tình hình thuốc phiện từ nước ngoài được chuyển vào Việt Nam rất mạnh ở vùng biên giới Tây Nam, nhà nước phong kiến đã áp dụng biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn nguồn ma túy từ nước ngoài được vận chuyển vào Việt Nam để tiêu thụ. Cũng vào thời gian trên, một nguồn thuốc phiện dồi dào từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam nên Nhà nước đã đề ra những biện pháp rất nghiêm khắc để chặn nguồn thuốc phiện nguy hiểm này. Vì vậy đã ban hành quy định thuyền buôn nào chứa, giấu thuốc phiện hoặc thuê mướn thuyền khác vận chuyển thì chủ thuyền phải chịu tội tử hình. Nếu chứa thuốc phiện dưới 1 kg thì xử giam hậu, nếu trên 1 kg thì xử tội giảo (tức là treo cổ). Chính những biện pháp mạnh mẽ đó đã hạn chế được nguồn thuốc phiện cung cấp cho người nghiện và vì thế mà nguồn thuốc phiện từ nước ngoài vào nước ta thời bấy giờ được hạn chế một cách tối đa.
- Ngăn cấm người dân sử dụng thuốc phiện: Thời gian này nhà nước phong kiến đã ban hành luật và đề ra những biện pháp cấp bách nhằm hạn chế tới mức tối đa người dân sử dụng thuốc phiện. Vì vậy, Nhà nước quy định: Chủ hàng, chủ chứa bàn đèn hút thuốc phiện bị xử phạt 100 trượng và tù ba năm. Người hút thuốc phiện bị phạt 100 trượng và tù ba năm. Cha anh không ngăn giữ con em bị phạt 100 trượng. Quan lại hút thuốc phiện bị đánh 100 trượng và bị cách chức. Các cơ quan hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu các phương pháp trị liệu có hiệu quả cho người nghiện hút.
Thứ hai, chú trọng biện pháp điều trị cho người nghiện hút. Đã nghiện thuốc phiện thì phải tìm mọi cách cai nghiện. Việc cai nghiện thuốc phiện không chỉ là việc của người nghiện, gia đình người nghiện phải làm mà nhà nước phong kiến còn quy định đó là bổn phận của quan lại ở các địa phương. Triều đình có lệnh cho những người nghiện hút hạn trong sáu tháng phải ra khai báo và cai nghiện. Các quan địa phương phải chú ý giúp người nghiện tìm ra biện pháp, phương pháp cai nghiện có hiệu quả. Bằng những chính sách và biện pháp đó đã góp phần vào việc giảm đáng kể người nghiện thuốc phiện.
Thứ ba , khen thưởng rất hậu cho người phát hiện hoặc cáo giác đúng người mua bán hoặc người hút thuốc phiện. Chẳng hạn trong Luật năm 1840 đã quy định rõ người nào phát hiện kẻ tàng trữ, buôn bán thuốc phiện dưới 1 kg thì thưởng 100 quan tiền, trên 1 kg thì thưởng 150 quan tiền, từ 3 kg trở lên được thưởng thêm. Quan lại khám xét ra được thưởng số tiền tương đương một nửa vật chứng và được thăng một cấp[1].
Từ nghiên cứu về chính sách và biện pháp phòng chống thuốc phiện của các chúa Nguyễn và Triều đình nhà Nguyễn chúng ta thấy một số điểm nổi bật như sau:
- Chính quyền đã sớm nhận ra sự tác hại của việc sử dụng thuốc phiện nên đã ban hành pháp luật cấm gắt gao việc trồng, vận chuyển và sử dụng thuốc phiện. Việc làm đó xuất phát từ lợi ích của dân tộc, giống nòi, đã hạn chế một cách tối đa nguồn thuốc phiện cung cấp cho người nghiện. Nên nhớ rằng nếu t ừ thời vua Minh Mạng trở về trước việc trồng, vận chuyển và sử dụng thuốc phiện được nhà nước kiểm soát chặt chẽ, nhờ vậy mà tình hình tội phạm về thuốc phiện ở nước ta được kiềm chế. Nhưng sau khi chiếm xong nước ta thực dân Pháp đã hợp thức hóa việc trồng, vận chuyển và sử dụng thuốc phiện, coi đó là một trong những biện pháp cai trị người dân xứ thuộc địa. Vào ngày 28-12-1861, Đô đốc Hải quân Pháp Bonard đã ký nghị định thiết lập cho trưng thầu độc quyền khai thác thuốc phiện. Mà nội dung của nó là chính quyền bảo hộ cho phép nhập khẩu thuốc phiện qua cảng Sài Gòn và Chợ Lớn, Nhà nước bảo hộ sẽ thu 10% giá trị số thuốc phiện được nhập khẩu. Ngoài ra còn quy định hàng năm nhà nước bảo hộ còn tổ chức đấu thầu việc nhập khẩu, mua bán thuốc phiện. Như vậy bằng chính sách này chính quyền bảo hộ đã vực dậy tình trạng trồng, vận chuyển và sử dụng thuốc phiện ở nước ta, góp phần vào chính sách ngu dân thâm độc của chúng ở Việt Nam.Thuế thuốc phiện là một nguồn tài chính quan trọng mà ngay từ năm 1860 Pháp đã thu được hơn 13.000 đồng bạc, chiếm gần một phần mười tổng số thu nhập. Sang năm 1861, thuế thuốc phiện thu được đã tăng gấp đôi.
- Chính quyền Phong kiến đã rất quan tâm đến việc điều trị, cai nghiện cho những người đã chót mắc nghiện. Việc cai nghiện cho người mắc nghiện là công việc của gia đình, nhà nước và xã hội. Vì vậy mới có quy định cho các quan địa phương phải chú ý giúp người nghiện tìm ra biện pháp, phương pháp cai nghiện có hiệu quả. Bằng chính sách đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng chống tội phạm về thuốc phiện ở nước ta trong thời gian đó.
- Chính sách khen thưởng xứng đáng cho người phát hiện hoặc cáo giác đúng người mua bán hoặc người hút thuốc phiện đã là một nhân tố vô cùng quan trọng trong toàn bộ việc phòng chống tội phạm về thuốc phiện lúc bấy giờ. Nhà nước đã nhìn nhận được tác hại to lớn về kình tế, xã hội, an ninh của tội phạm về thuốc phiện đối với đất nước, đối với giống nòi nên đi đôi với các chính sách lấp nguồn, cạn dòng thuốc phiện; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong công tác cai nghiện thuốc phiện cho người nghiện thì chính sách thưởng hậu này cũng góp phần to lớn vào công tác phòng chống tội phạm về thuốc phiện.
Ngày nay tình hình tội phạm về ma túy ngày càng diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ gây nhiều tác hại nguy hiểm cho người sử dụng mà còn cho toàn xã hội. Để phòng chống tội phạm về ma túy thực sự có hiệu quả thì chúng ta không chỉ cần làm tốt công tác phòng ngừa, điều tra khám phá mà cần thiết phải nghiên cứu kinh nghiệm của cha ông chúng ta trong công cuộc đấu tranh với loại tội phạm này để có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết./.
[1] Xem: Trần Văn Luyện, Luận án tiến sĩ Luật học “Phát hiện và điều tra các tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy của lực lượng CSND”, Hà Nội 1999.
Similar topics
» NGUYÊN NHÂN VI PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN NAY Ở VIỆT NAM?
» Quan niệm về tội phạm và cách phân loại tội phạm trong PLPK Việt Nam
» Đại vị pháp lý của người phụ nữ trong lịch sử phong kiến Việt Nam
» Sai phạm trong tuyển sinh liên kết đào tạo của ĐH Đà Lạt
» Mot Lan Thoi - Nguyen Vu
» Quan niệm về tội phạm và cách phân loại tội phạm trong PLPK Việt Nam
» Đại vị pháp lý của người phụ nữ trong lịch sử phong kiến Việt Nam
» Sai phạm trong tuyển sinh liên kết đào tạo của ĐH Đà Lạt
» Mot Lan Thoi - Nguyen Vu
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết