Ăn xin đi xe máy, xài di động ở Đà Lạt
2 posters
:: Tin Tức :: Bản tin thời sự
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ăn xin đi xe máy, xài di động ở Đà Lạt
Ăn xin đi xe máy, xài di động
09/11/2009 14:54 (GMT +7)
Chiếc xe
máy chở 2 người đến trước cổng trường tiểu học Nguyễn Trãi (P. 2, TP.
Đà Lạt, Lâm Đồng) chạy chầm chậm rồi dừng lại. Người đàn ông chừng 50
tuổi và một đứa trẻ nhỏ vừa bước xuống liền ngồi bệp xuống lề đường,
đứa trẻ được người đàn ông này sắp xếp cho nằm ngay trên mặt đất. Họ
bắt đầu một buổi tối ăn xin...
Ngồi ăn xin nhưng vẫn hút thuốc, uống rượu
Khoảng
19h30, sau khi được một chiếc xe máy chở tới, chỗ ngồi mọi khi để “hành
nghề” đã bị một chàng sinh viên tên Hiếu đến sớm hơn “xí chỗ” để bán
tranh ảnh, người đàn ông này liền đặt đứa trẻ nằm chắn ngang trước gian
hàng tranh của Hiếu.
Người đàn ông ngồi đếm tiền được cho ngay giữa phố
Thấy
vậy, chàng sinh viên Hiếu lên tiếng thì liền bị ông này mắng xơi xơi
với vẻ mặt đầy hung dữ: “Đây là chỗ của tao đã mấy tháng nay, mày là
thằng nào sao dám đến chiếm chỗ của tao, dọn đi nơi khác ngay!...”.
Thấy
ông ăn xin này giương mắt nhìn mình trừng trừng, Hiếu đành phải rút tờ
10.000đ đưa cho ông ta để “mua”chỗ ngồi bán hàng. Sau khi nhận được
tiền, ông ăn xin này ngồi lùi sang phía bên cạnh dành chỗ cho Hiếu bán.
Ngồi
được khoảng 30 phút, tưởng tôi là người bán hàng cùng Hiếu, ông này
quay sang hỏi: “Có thuốc không cho xin một điếu?”, tôi bảo là sinh viên
nên không hút thuốc.
Đưa mắt nhìn xung quanh, thấy vắng người,
gã liền thò tay vào túi áo lôi ra một gói thuốc CRAVEN “A”. Tuy nhiên,
sợ có người nhìn thấy, gã nhanh nhảu chạy vào bóng tối cách đó vài mét
châm thuốc, kéo vội vài hơi rồi dụi tắt, lảo đảo chạy lại phía đứa trẻ
đang nằm trên đất, không quên đem theo vẻ mặt âu sầu, rầu rĩ, mang một
nỗi buồn xa xăm.
Tranh thủ lúc vắng người, gã ăn xin liền lấy thuốc ra hút
Sau
một giấc ngủ ngắn ngủi ngay trên hè phố, cái lạnh của Đà Lạt làm đứa bé
chợt thức giấc, nó ngước lên lấy tay dụi mắt nhìn người đàn ông này với
con mắt ngây thơ, rồi hỏi: “Con sắp được về chưa ba?”. Thấy vậy, ông bố
lườm đứa bé một cái không quên kèm theo lời dọa: “Im đi, không ăn đòn
bây giờ”. Đứa bé lại ngoan ngoãn nằm co ro trong cái lạnh 15 – 16 độ C
của Đà Lạt. Khoảng gần 1 tiếng sau, hình như thấy đứa bé run cầm cập vì
quá lạnh, gã cởi chiếc áo khoác cuốn vào người đứa bé rồi ôm nó vào
lòng.
Qua tâm sự, được biết, người đàn ông này tên là Tô Ngọc
Lợi (48 tuổi), quê gốc ở Sầm Sơn, Thanh Hóa, có hai con trai, đứa lớn 6
tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi, vợ bị tai nạn giao thông đã mất cách đây 2 năm.
Khi chúng tôi hỏi hiện tại đang ở đâu thì ông ta trả lời:
“Ở…chùa!...bốn bể là nhà…vất vả lắm!”... Trước đây, ông Lợi làm nghề
phụ hồ, nhưng do uống rượu rồi thường say xỉn, không làm được việc nên
bị đuổi, từ đó người đàn ông này chuyển hẳn sang hành nghề ăn xin.
Ngồi
nói chuyện được ít phút, tranh thủ lúc vắng người, ông ta lại lôi từ
trong người ra một chai nước có màu đục đục được đựng trong một lon trà
xanh 0 độ, rồi quay sang hỏi tôi: “Uống rượu không?” và cười sằng sặc.
Thấy
tôi ngần ngại, ông ta không nói gì nữa mà lặng lẽ kéo một hơi hết gần
1/4 chai, không quên kèm theo những tiếng khà…khà... thỏa mãn của một
người uống rượu chuyên nghiệp. Gã nói: “Phải đựng rượu vào trong này,
khi uống người ta thấy cũng không biết là mình uống rượu, họ mà biết đi
ăn xin mà đi hút thuốc, uống rượu thì bố thằng nào mà cho!...”. Cứ như
vậy, chưa đầy một tiếng sau cả chai rượu không còn một giọt.
Thỉnh
thoảng gã lại ngước lên gật gật cái đầu, nhắc nhở tôi: “Chú ý cái nhá,
thấy xe Trung tâm (Trung tâm bảo trợ xã hội - PV) thì báo cho một câu,
còn xe cảnh sát thành phố thì không sợ, nó quen mặt mình rồi”. Khi
chúng tôi hỏi: Tại sao Trung tâm bảo trợ xã hội nuôi lại không muốn mà
phải đi ăn xin? Ông này nhanh nhảu đáp: “Ối trời!... lên đó ăn uống khổ
sở, bố thằng nào chịu được!...”.
Nói chuyện kỹ nghệ... ăn xin
Cái
mũ đựng tiền theo dòng người qua lại đầy dần, mỗi lúc như vậy, chờ lúc
vắng người lão lại bốc một nắm cho vào cái túi vải để cùng mấy bộ quần
áo rách trước mặt. Khoảng 20h là thời điểm người đi lại đông nhất,
thỉnh thoảng lại có mấy người bỏ tiền vào cái mũ được đặt dưới đất,
trước mặt hai cha con, nhưng đây chưa phải là thời điểm “ăn nên làm ra”.
Đêm về, một chiếc xe máy đến đón hai bố con người ăn xin về
Ông
này cho biết, càng về khuya người đi lại ít hơn nhưng lúc này toàn là
những người có tiền đi ra đường ăn chơi, nhiều người thấy mình ngồi
lặng lẽ giữa con đường vắng lặng, lạnh lẽo họ dễ cảm động hơn lúc đông
người, số tiền xin được với mệnh giá cũng lớn hơn. Hỏi: “Tại sao không
ra chợ đêm Đà Lạt xin cho được nhiều?”, người đàn ông trả lời: “Ra
ngoài đó gặp toàn người quen, bêu mặt lắm!"
Ông Lợi cho biết
thêm, nếu xe con mà dừng lại ít nhất họ phải cho 100.000đ, xe máy là
10.000đ, còn người đi bộ dao động từ 1.000 đến 5.000đ. Đêm nào “trúng”
số tiền thu về có thể lên tới 300.000đ, nhưng thông thường là dao động
ở mức 70.000 đến 140.000đ.
“Muốn xin được người đi đường cũng
phải có kỹ nghệ, cứ để người ta mua xong hàng bên cạnh đâu vào đấy đi
đã, lúc đó họ chưa kịp cho tiền thừa mới được trả lại vào ví, lại có
tiền lẻ mình xin ai mà không cho... Về khuya, những đôi nam nữ đi dạo
với nhau xin một cái là người ta cho ngay à”.Đang nói chuyện với chúng
tôi, một chiếc xe máy chạy lại gần phía hai bố con ông ăn xin này rồi
dừng lại, chủ xe thò tay vào túi quần, tưởng người đàn ông kia rút tiền
ra cho, ông vội giật tay tôi nói: “Đấy đấy!...”. Không ngờ anh ta lấy
điện thoại ra nghe, ông liền văng ra một câu chửi thầm: “Mẹ cha mày
chứ, tưởng mày lấy tiền ra cho bố con tao!...”.
Lâu lâu, không
thấy ai bỏ tiền vào mũ, người đàn ông này liền lên tiếng với người qua
đường: “Cháu, cho em nó một đồng!...”. Khi đã nhận được tiền, lão liền:
“Cảm ơn cháu, cảm ơn cháu…” rồi gật gật cái đầu. “Ăn xin cũng phải biết
lịch sự họ mới thương. Có nhiều người đêm nào cũng ra đây cho đấy…”.
Lão ăn xin này khoe với tôi như vậy.
Đến 23h25, chúng tôi không
khỏi ngạc nhiên khi ông này rút trong người ra cái điện thoại bấm số
gọi cho ai đó, khoảng 7 phút sau, một người đàn ông chừng 40 tuổi chạy
xe đến chở ông này về. Theo sau chiếc xe chở bố con ông ăn xin, chúng
tôi đến một ngôi nhà khá khang trang trong một con hẻm sâu trên đường
Phan Bội Châu, P. 2. TP. Đà Lạt. Trước khi vào nhà, ông này gõ cửa một
quán tạp hóa bên cạnh hỏi mua một thêm chai rượu, mấy quả trứng, và một
gói mì tôm.
thật là cao thủ trong nghề ăn xin !!! chắc cái bang cũng phải bó tay....
09/11/2009 14:54 (GMT +7)
Chiếc xe
máy chở 2 người đến trước cổng trường tiểu học Nguyễn Trãi (P. 2, TP.
Đà Lạt, Lâm Đồng) chạy chầm chậm rồi dừng lại. Người đàn ông chừng 50
tuổi và một đứa trẻ nhỏ vừa bước xuống liền ngồi bệp xuống lề đường,
đứa trẻ được người đàn ông này sắp xếp cho nằm ngay trên mặt đất. Họ
bắt đầu một buổi tối ăn xin...
Ngồi ăn xin nhưng vẫn hút thuốc, uống rượu
Khoảng
19h30, sau khi được một chiếc xe máy chở tới, chỗ ngồi mọi khi để “hành
nghề” đã bị một chàng sinh viên tên Hiếu đến sớm hơn “xí chỗ” để bán
tranh ảnh, người đàn ông này liền đặt đứa trẻ nằm chắn ngang trước gian
hàng tranh của Hiếu.
Người đàn ông ngồi đếm tiền được cho ngay giữa phố
Thấy
vậy, chàng sinh viên Hiếu lên tiếng thì liền bị ông này mắng xơi xơi
với vẻ mặt đầy hung dữ: “Đây là chỗ của tao đã mấy tháng nay, mày là
thằng nào sao dám đến chiếm chỗ của tao, dọn đi nơi khác ngay!...”.
Thấy
ông ăn xin này giương mắt nhìn mình trừng trừng, Hiếu đành phải rút tờ
10.000đ đưa cho ông ta để “mua”chỗ ngồi bán hàng. Sau khi nhận được
tiền, ông ăn xin này ngồi lùi sang phía bên cạnh dành chỗ cho Hiếu bán.
Ngồi
được khoảng 30 phút, tưởng tôi là người bán hàng cùng Hiếu, ông này
quay sang hỏi: “Có thuốc không cho xin một điếu?”, tôi bảo là sinh viên
nên không hút thuốc.
Đưa mắt nhìn xung quanh, thấy vắng người,
gã liền thò tay vào túi áo lôi ra một gói thuốc CRAVEN “A”. Tuy nhiên,
sợ có người nhìn thấy, gã nhanh nhảu chạy vào bóng tối cách đó vài mét
châm thuốc, kéo vội vài hơi rồi dụi tắt, lảo đảo chạy lại phía đứa trẻ
đang nằm trên đất, không quên đem theo vẻ mặt âu sầu, rầu rĩ, mang một
nỗi buồn xa xăm.
Tranh thủ lúc vắng người, gã ăn xin liền lấy thuốc ra hút
Sau
một giấc ngủ ngắn ngủi ngay trên hè phố, cái lạnh của Đà Lạt làm đứa bé
chợt thức giấc, nó ngước lên lấy tay dụi mắt nhìn người đàn ông này với
con mắt ngây thơ, rồi hỏi: “Con sắp được về chưa ba?”. Thấy vậy, ông bố
lườm đứa bé một cái không quên kèm theo lời dọa: “Im đi, không ăn đòn
bây giờ”. Đứa bé lại ngoan ngoãn nằm co ro trong cái lạnh 15 – 16 độ C
của Đà Lạt. Khoảng gần 1 tiếng sau, hình như thấy đứa bé run cầm cập vì
quá lạnh, gã cởi chiếc áo khoác cuốn vào người đứa bé rồi ôm nó vào
lòng.
Qua tâm sự, được biết, người đàn ông này tên là Tô Ngọc
Lợi (48 tuổi), quê gốc ở Sầm Sơn, Thanh Hóa, có hai con trai, đứa lớn 6
tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi, vợ bị tai nạn giao thông đã mất cách đây 2 năm.
Khi chúng tôi hỏi hiện tại đang ở đâu thì ông ta trả lời:
“Ở…chùa!...bốn bể là nhà…vất vả lắm!”... Trước đây, ông Lợi làm nghề
phụ hồ, nhưng do uống rượu rồi thường say xỉn, không làm được việc nên
bị đuổi, từ đó người đàn ông này chuyển hẳn sang hành nghề ăn xin.
Ngồi
nói chuyện được ít phút, tranh thủ lúc vắng người, ông ta lại lôi từ
trong người ra một chai nước có màu đục đục được đựng trong một lon trà
xanh 0 độ, rồi quay sang hỏi tôi: “Uống rượu không?” và cười sằng sặc.
Thấy
tôi ngần ngại, ông ta không nói gì nữa mà lặng lẽ kéo một hơi hết gần
1/4 chai, không quên kèm theo những tiếng khà…khà... thỏa mãn của một
người uống rượu chuyên nghiệp. Gã nói: “Phải đựng rượu vào trong này,
khi uống người ta thấy cũng không biết là mình uống rượu, họ mà biết đi
ăn xin mà đi hút thuốc, uống rượu thì bố thằng nào mà cho!...”. Cứ như
vậy, chưa đầy một tiếng sau cả chai rượu không còn một giọt.
Thỉnh
thoảng gã lại ngước lên gật gật cái đầu, nhắc nhở tôi: “Chú ý cái nhá,
thấy xe Trung tâm (Trung tâm bảo trợ xã hội - PV) thì báo cho một câu,
còn xe cảnh sát thành phố thì không sợ, nó quen mặt mình rồi”. Khi
chúng tôi hỏi: Tại sao Trung tâm bảo trợ xã hội nuôi lại không muốn mà
phải đi ăn xin? Ông này nhanh nhảu đáp: “Ối trời!... lên đó ăn uống khổ
sở, bố thằng nào chịu được!...”.
Nói chuyện kỹ nghệ... ăn xin
Cái
mũ đựng tiền theo dòng người qua lại đầy dần, mỗi lúc như vậy, chờ lúc
vắng người lão lại bốc một nắm cho vào cái túi vải để cùng mấy bộ quần
áo rách trước mặt. Khoảng 20h là thời điểm người đi lại đông nhất,
thỉnh thoảng lại có mấy người bỏ tiền vào cái mũ được đặt dưới đất,
trước mặt hai cha con, nhưng đây chưa phải là thời điểm “ăn nên làm ra”.
Đêm về, một chiếc xe máy đến đón hai bố con người ăn xin về
Ông
này cho biết, càng về khuya người đi lại ít hơn nhưng lúc này toàn là
những người có tiền đi ra đường ăn chơi, nhiều người thấy mình ngồi
lặng lẽ giữa con đường vắng lặng, lạnh lẽo họ dễ cảm động hơn lúc đông
người, số tiền xin được với mệnh giá cũng lớn hơn. Hỏi: “Tại sao không
ra chợ đêm Đà Lạt xin cho được nhiều?”, người đàn ông trả lời: “Ra
ngoài đó gặp toàn người quen, bêu mặt lắm!"
Ông Lợi cho biết
thêm, nếu xe con mà dừng lại ít nhất họ phải cho 100.000đ, xe máy là
10.000đ, còn người đi bộ dao động từ 1.000 đến 5.000đ. Đêm nào “trúng”
số tiền thu về có thể lên tới 300.000đ, nhưng thông thường là dao động
ở mức 70.000 đến 140.000đ.
“Muốn xin được người đi đường cũng
phải có kỹ nghệ, cứ để người ta mua xong hàng bên cạnh đâu vào đấy đi
đã, lúc đó họ chưa kịp cho tiền thừa mới được trả lại vào ví, lại có
tiền lẻ mình xin ai mà không cho... Về khuya, những đôi nam nữ đi dạo
với nhau xin một cái là người ta cho ngay à”.Đang nói chuyện với chúng
tôi, một chiếc xe máy chạy lại gần phía hai bố con ông ăn xin này rồi
dừng lại, chủ xe thò tay vào túi quần, tưởng người đàn ông kia rút tiền
ra cho, ông vội giật tay tôi nói: “Đấy đấy!...”. Không ngờ anh ta lấy
điện thoại ra nghe, ông liền văng ra một câu chửi thầm: “Mẹ cha mày
chứ, tưởng mày lấy tiền ra cho bố con tao!...”.
Lâu lâu, không
thấy ai bỏ tiền vào mũ, người đàn ông này liền lên tiếng với người qua
đường: “Cháu, cho em nó một đồng!...”. Khi đã nhận được tiền, lão liền:
“Cảm ơn cháu, cảm ơn cháu…” rồi gật gật cái đầu. “Ăn xin cũng phải biết
lịch sự họ mới thương. Có nhiều người đêm nào cũng ra đây cho đấy…”.
Lão ăn xin này khoe với tôi như vậy.
Đến 23h25, chúng tôi không
khỏi ngạc nhiên khi ông này rút trong người ra cái điện thoại bấm số
gọi cho ai đó, khoảng 7 phút sau, một người đàn ông chừng 40 tuổi chạy
xe đến chở ông này về. Theo sau chiếc xe chở bố con ông ăn xin, chúng
tôi đến một ngôi nhà khá khang trang trong một con hẻm sâu trên đường
Phan Bội Châu, P. 2. TP. Đà Lạt. Trước khi vào nhà, ông này gõ cửa một
quán tạp hóa bên cạnh hỏi mua một thêm chai rượu, mấy quả trứng, và một
gói mì tôm.
thật là cao thủ trong nghề ăn xin !!! chắc cái bang cũng phải bó tay....
thật không ngờ, hjx
nge bạn miêu tả thì hình như tôi đã từng làm điều thiện với ông già ăn xin này rùi, hjx. thật không ngờ...đây có lẽ là một chiêu lừa dảo mới, mọi người nên cảnh giác...chân thành cảm ơn admin đã cung cấp thông tin này cho các thành viên của forummotion.
k3d40b0ng_dangju- Trung sĩ
- Tổng số bài gửi : 40
NHIỆT HUYẾT : 119
Cảm Ơn ! : 1
Join date : 13/12/2009
Age : 33
Đến từ : dak lak
Similar topics
» Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân số 35-L/CTN của Quốc hội - Ban hành ngày 05-07-1994Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân số 35-L/CTN của Quốc hội - Ban hành ngày 05-07-1994
» Lâm Đồng
» (-_-)..Nấm lùn di động..(-_-)
» ^oo^ Hot Hot Quán Cơm 2000 đồng ^^!!
» THUA 3 -1 NHƯNG CÒN LÃI 7 ĐỒNG
» Lâm Đồng
» (-_-)..Nấm lùn di động..(-_-)
» ^oo^ Hot Hot Quán Cơm 2000 đồng ^^!!
» THUA 3 -1 NHƯNG CÒN LÃI 7 ĐỒNG
:: Tin Tức :: Bản tin thời sự
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết