Bi kịch của sinh viên trộm vàng đóng học phí
:: Tin Tức :: Bản tin thời sự
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bi kịch của sinh viên trộm vàng đóng học phí
Mọi cặp mắt đổ dồn về phía chàng thanh niên trong chiếc áo sơ mi bạc màu đang bước lên vành móng ngựa. Sau lưng, người cha hom hem ôm mặt gục đầu xuống bàn, còn mẹ cậu cũng nhắm mắt, chắp tay run rẩy cầu nguyện.
"Xin HĐXX cho tôi được hưởng án treo để có thể tiếp tục đi làm kiếm tiền trả nợ và có cơ hội được học trở lại. Tôi rất hối hận vì việc làm nông nổi của mình, gây đau khổ phiền lụy cho gia đình và bạn bè...". Lóng ngóng mãi, Nguyễn Tấn Cường cũng trình bày được yêu cầu kháng cáo của mình.
Hít thêm hơi dài, cậu thanh niên lấy hết cam đảm nhìn lên những người đang ngồi xét xử bằng ánh mắt tràn đầy hy vọng. Những giọt mồ hôi đang thi nhau chảy xuống gương mặt đã căng cứng của cậu. Bằng giọng nhỏ nhẹ, Cường thổ lộ về hành trình phạm tội của mình.
Cường sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo khó tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Ngay từ khi lên 2, cậu đã về ở với bà nội vì cha mẹ làm thuê suốt, không có thời gian chăm sóc. Từ đó, ngày nào cậu cũng lẽo đẽo theo bà với thúng hàng rong cùng làng cuối xóm để kiếm tiền rau cháo từng bữa. Lớn lên một chút, cuộc sống vẫn chẳng khấm khá gì nhưng bà nội luôn khuyên Cường phải cố gắng theo đuổi việc học, có như thế sau này mới mong được đổi đời. Nghe lời bà, cậu luôn là học sinh khá giỏi của trường làng thời đó.
Rồi Cường cũng thi đậu vào trường đại học Cần Thơ. Nhìn bà nội rơm rớm nước mắt, thu vén nhiều thứ trong nhà đem bán để có tiền cho cháu đóng học, lòng Cường đau như cắt. Dù cha mẹ cậu ở gần đó nhưng do quá nghèo nên chẳng giúp gì được. Dù đã cố gắng đi làm thêm để có tiền trang trải nhưng cậu cũng chỉ trụ được hơn một năm tại giảng đường đại học. Vì không có tiền đóng học phí, Cường bị cấm thi.
Về quê, Cường nhói tim khi thấy dáng bà nội lọm khọm đứng đón mình tận đầu làng với đôi mắt mờ đục loang loáng nước.
Những ngày sau đó, bà ít nói hẳn đi, chỉ thỉnh thoảng buông những tiếng thở dài nặng nhọc. Nhiều đêm thức trắng, Cường quyết tâm sẽ đi học trở lại để thực hiện ước mơ của hai bà cháu. Để làm được điều đó, ban ngày cậu đi làm thuê để dành tiền cho việc học, buổi tối cậu mày mò bên chồng sách vở, ôn luyện lại kiến thức của mình.
Qua tìm hiểu, Cường biết nhà nước có chính sách hỗ trợ cho sinh viên nghèo vay tiền đóng học phí nên tự tin thi tiếp và đỗ vào trường đại học Tây Đô, khoa Quản trị - Kinh doanh. Khỏi phải nói, bà cháu cậu đã vui sướng biết chừng nào.
Thế nhưng, đến năm thứ hai, Cường lại rơi vào bi kịch cũ khi ngân hàng từ chối cho cậu vay tiền vì hồ sơ còn vài trục trặc. Nhiều lần bị nhà trường nhắc nhở phải đóng học phí, Cường lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì sợ sẽ bị cấm thi như lần trước. Chợt nhớ đến Huy (Việt kiều Úc), người bạn quen trên mạng vừa về Việt Nam ăn Tết, Cường tìm đến định sẽ nhờ vả.
Ngày 2/2, ở chơi nhà bạn đã lâu nhưng Cường không dám hỏi vay tiền vì anh Huy nói sẽ lên Sài Gòn mua ít đồ rồi bay sang Úc luôn. Đúng lúc này, Cường phát hiện chiếc tủ của anh Việt kiều không khóa nên đến mở và đã lấy đi chiếc lắc vàng trong hàng loạt các tài sản khác. Đón xe ôm đến thị xã Vĩnh Long, Cường đem bán chiếc lắc được hơn 22 triệu đồng.
Cầm số tiền đó trong tay, Cường vô cùng hoảng sợ. Cậu không nghĩ chiếc lắc có giá trị đến thế vì từ nhỏ đến giờ cậu chưa từng biết đến phân vàng nào. Trong lúc chưa biết sẽ làm gì với số tiền này, Cường nhớ đến cha mẹ đang mắc nợ nên gửi về nhà 4,5 triệu đồng và cho bà nội một ít để mua thuốc chữa bệnh.
Rồi Cường tìm đến một tiệm Internet, lên mạng chát với anh Huy để gửi lời xin lỗi đến “khổ chủ”. Cường cũng không giấu chuyện mình bất ngờ đến thế nào khi biết giá trị thật của món đồ mà mình trót “cầm nhầm” nên hứa sẽ quay về trả cho anh Huy số tiền còn lại trong vòng một tuần. Thế nhưng, được anh này cho biết đã báo công an, Cường hoang mang tính đường chạy trốn pháp luật, bỏ dỡ dang giấc mộng đến giảng đường.
Trên đường đón xe ra Vũng Tàu, gặp người tài xế xe ôm nghèo tốt bụng, Cường cũng gửi biếu ông vài trăm để ăn tết và giúp đỡ gia đình. Số còn lại, cậu mua một chiếc xe máy và trốn biệt tại thành phố biển.
Vài tháng sau, thấy tình hình có vẻ yên, Cường về thăm nhà. Ngay lập tức, cậu bị công an mời lên làm việc và bị khởi tố về hành vi “trộm cắp tài sản” nhưng được cho tại ngoại.
Với hành vi phạm tội trên, ngày 1/9, TAND tỉnh Bến Tre đã tuyên phạt Nguyễn Tấn Cường mức án 1 năm tù về tội "trộm cắp tài sản". Sau đó, Cường và người đại diện của anh Huy cùng làm đơn kháng cáo xin cho cậu được hưởng án treo.
Lúc này, Cường mới cảm nhận hết được hậu quả ghê gớm của việc mình làm. Nhìn bà và cha mẹ già sọm đi vì phải chạy vay khắp nơi để có chút tiền đền cho anh Huy, cũng như quá buồn khổ và lo lắng cho mình, Cường thấy trong lòng như sát muối. Cuối cùng, với sự bảo lãnh của gia đình, cậu xin phép công an cho mình lên Sài Gòn làm việc để kiếm tiền trả nợ. Suốt thời gian chờ đến ngày tòa xử phúc thẩm, Cường như ngồi trên đống lửa. Chỉ một điều khiến cậu thấy thanh thản là người thân đã giúp cậu bồi thường được toàn bộ số tiền thiệt hại và nhận được sự tha thứ từ anh Huy.
“Bị cáo thấy việc mình làm thế nào? Nhà trường sẽ đuổi học bị cáo vì không có tiền đóng học phí là kết thúc tốt hơn, hay đi trộm cắp tốt hơn? Bị cáo lấy tiền ăn cắp để nuôi dưỡng việc học thì hay ho gì?”. Vị công tố tháo chiếc kính trắng, nhìn xoáy vào chàng thanh niên đang ôm mặt khóc trước vành móng ngựa. Thế nhưng, khi kết luận về vụ án, vị này đã đề nghị HĐXX cho Cường được hưởng án treo để có cơ hội làm lại cuộc đời.
Ngày 2/12, tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM cho rằng bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội trong lúc nhất thời, đã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho nạn nhân... và để tạo điều kiện cho Nguyễn Tấn Cường được tiếp tục học nên giữ nguyên mức án 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “trộm cắp tài sản”.
Cường bật khóc khi nghe tòa tuyên án. Cậu cúi đầu cảm ơn vị đại diện VKS và HĐXX rồi đến nắm chặt đôi bàn tay run rẩy của mẹ đang chìa về phía mình.
Đến lúc này, người cha già mới ngẩng đầu nhìn lên rồi lảo đảo bước ra khỏi phòng. Với gương mặt hốc hác và cặp mắt đỏ hoe, ông đứng mãi dưới chân cầu thang của tòa để chờ được nói lời cảm ơn với những người xét xử.
"Xin HĐXX cho tôi được hưởng án treo để có thể tiếp tục đi làm kiếm tiền trả nợ và có cơ hội được học trở lại. Tôi rất hối hận vì việc làm nông nổi của mình, gây đau khổ phiền lụy cho gia đình và bạn bè...". Lóng ngóng mãi, Nguyễn Tấn Cường cũng trình bày được yêu cầu kháng cáo của mình.
Hít thêm hơi dài, cậu thanh niên lấy hết cam đảm nhìn lên những người đang ngồi xét xử bằng ánh mắt tràn đầy hy vọng. Những giọt mồ hôi đang thi nhau chảy xuống gương mặt đã căng cứng của cậu. Bằng giọng nhỏ nhẹ, Cường thổ lộ về hành trình phạm tội của mình.
Cường sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo khó tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Ngay từ khi lên 2, cậu đã về ở với bà nội vì cha mẹ làm thuê suốt, không có thời gian chăm sóc. Từ đó, ngày nào cậu cũng lẽo đẽo theo bà với thúng hàng rong cùng làng cuối xóm để kiếm tiền rau cháo từng bữa. Lớn lên một chút, cuộc sống vẫn chẳng khấm khá gì nhưng bà nội luôn khuyên Cường phải cố gắng theo đuổi việc học, có như thế sau này mới mong được đổi đời. Nghe lời bà, cậu luôn là học sinh khá giỏi của trường làng thời đó.
Rồi Cường cũng thi đậu vào trường đại học Cần Thơ. Nhìn bà nội rơm rớm nước mắt, thu vén nhiều thứ trong nhà đem bán để có tiền cho cháu đóng học, lòng Cường đau như cắt. Dù cha mẹ cậu ở gần đó nhưng do quá nghèo nên chẳng giúp gì được. Dù đã cố gắng đi làm thêm để có tiền trang trải nhưng cậu cũng chỉ trụ được hơn một năm tại giảng đường đại học. Vì không có tiền đóng học phí, Cường bị cấm thi.
Về quê, Cường nhói tim khi thấy dáng bà nội lọm khọm đứng đón mình tận đầu làng với đôi mắt mờ đục loang loáng nước.
Những ngày sau đó, bà ít nói hẳn đi, chỉ thỉnh thoảng buông những tiếng thở dài nặng nhọc. Nhiều đêm thức trắng, Cường quyết tâm sẽ đi học trở lại để thực hiện ước mơ của hai bà cháu. Để làm được điều đó, ban ngày cậu đi làm thuê để dành tiền cho việc học, buổi tối cậu mày mò bên chồng sách vở, ôn luyện lại kiến thức của mình.
Qua tìm hiểu, Cường biết nhà nước có chính sách hỗ trợ cho sinh viên nghèo vay tiền đóng học phí nên tự tin thi tiếp và đỗ vào trường đại học Tây Đô, khoa Quản trị - Kinh doanh. Khỏi phải nói, bà cháu cậu đã vui sướng biết chừng nào.
Thế nhưng, đến năm thứ hai, Cường lại rơi vào bi kịch cũ khi ngân hàng từ chối cho cậu vay tiền vì hồ sơ còn vài trục trặc. Nhiều lần bị nhà trường nhắc nhở phải đóng học phí, Cường lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì sợ sẽ bị cấm thi như lần trước. Chợt nhớ đến Huy (Việt kiều Úc), người bạn quen trên mạng vừa về Việt Nam ăn Tết, Cường tìm đến định sẽ nhờ vả.
Ngày 2/2, ở chơi nhà bạn đã lâu nhưng Cường không dám hỏi vay tiền vì anh Huy nói sẽ lên Sài Gòn mua ít đồ rồi bay sang Úc luôn. Đúng lúc này, Cường phát hiện chiếc tủ của anh Việt kiều không khóa nên đến mở và đã lấy đi chiếc lắc vàng trong hàng loạt các tài sản khác. Đón xe ôm đến thị xã Vĩnh Long, Cường đem bán chiếc lắc được hơn 22 triệu đồng.
Cầm số tiền đó trong tay, Cường vô cùng hoảng sợ. Cậu không nghĩ chiếc lắc có giá trị đến thế vì từ nhỏ đến giờ cậu chưa từng biết đến phân vàng nào. Trong lúc chưa biết sẽ làm gì với số tiền này, Cường nhớ đến cha mẹ đang mắc nợ nên gửi về nhà 4,5 triệu đồng và cho bà nội một ít để mua thuốc chữa bệnh.
Rồi Cường tìm đến một tiệm Internet, lên mạng chát với anh Huy để gửi lời xin lỗi đến “khổ chủ”. Cường cũng không giấu chuyện mình bất ngờ đến thế nào khi biết giá trị thật của món đồ mà mình trót “cầm nhầm” nên hứa sẽ quay về trả cho anh Huy số tiền còn lại trong vòng một tuần. Thế nhưng, được anh này cho biết đã báo công an, Cường hoang mang tính đường chạy trốn pháp luật, bỏ dỡ dang giấc mộng đến giảng đường.
Trên đường đón xe ra Vũng Tàu, gặp người tài xế xe ôm nghèo tốt bụng, Cường cũng gửi biếu ông vài trăm để ăn tết và giúp đỡ gia đình. Số còn lại, cậu mua một chiếc xe máy và trốn biệt tại thành phố biển.
Vài tháng sau, thấy tình hình có vẻ yên, Cường về thăm nhà. Ngay lập tức, cậu bị công an mời lên làm việc và bị khởi tố về hành vi “trộm cắp tài sản” nhưng được cho tại ngoại.
Với hành vi phạm tội trên, ngày 1/9, TAND tỉnh Bến Tre đã tuyên phạt Nguyễn Tấn Cường mức án 1 năm tù về tội "trộm cắp tài sản". Sau đó, Cường và người đại diện của anh Huy cùng làm đơn kháng cáo xin cho cậu được hưởng án treo.
Lúc này, Cường mới cảm nhận hết được hậu quả ghê gớm của việc mình làm. Nhìn bà và cha mẹ già sọm đi vì phải chạy vay khắp nơi để có chút tiền đền cho anh Huy, cũng như quá buồn khổ và lo lắng cho mình, Cường thấy trong lòng như sát muối. Cuối cùng, với sự bảo lãnh của gia đình, cậu xin phép công an cho mình lên Sài Gòn làm việc để kiếm tiền trả nợ. Suốt thời gian chờ đến ngày tòa xử phúc thẩm, Cường như ngồi trên đống lửa. Chỉ một điều khiến cậu thấy thanh thản là người thân đã giúp cậu bồi thường được toàn bộ số tiền thiệt hại và nhận được sự tha thứ từ anh Huy.
“Bị cáo thấy việc mình làm thế nào? Nhà trường sẽ đuổi học bị cáo vì không có tiền đóng học phí là kết thúc tốt hơn, hay đi trộm cắp tốt hơn? Bị cáo lấy tiền ăn cắp để nuôi dưỡng việc học thì hay ho gì?”. Vị công tố tháo chiếc kính trắng, nhìn xoáy vào chàng thanh niên đang ôm mặt khóc trước vành móng ngựa. Thế nhưng, khi kết luận về vụ án, vị này đã đề nghị HĐXX cho Cường được hưởng án treo để có cơ hội làm lại cuộc đời.
Ngày 2/12, tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM cho rằng bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội trong lúc nhất thời, đã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho nạn nhân... và để tạo điều kiện cho Nguyễn Tấn Cường được tiếp tục học nên giữ nguyên mức án 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “trộm cắp tài sản”.
Cường bật khóc khi nghe tòa tuyên án. Cậu cúi đầu cảm ơn vị đại diện VKS và HĐXX rồi đến nắm chặt đôi bàn tay run rẩy của mẹ đang chìa về phía mình.
Đến lúc này, người cha già mới ngẩng đầu nhìn lên rồi lảo đảo bước ra khỏi phòng. Với gương mặt hốc hác và cặp mắt đỏ hoe, ông đứng mãi dưới chân cầu thang của tòa để chờ được nói lời cảm ơn với những người xét xử.
Similar topics
» 'Kẹo đồng' vào làng đại học, sinh viên sợ xanh mặt
» Kết quả khảo sát nhu cầu sinh viên năm 2009 của Trung tâm hỗ trợ sinh viên
» Thơ thẩn vui về tình yêu học sinh sinh viên
» Chỉ có thể là sinh viên
» CƠM SINH VIÊN
» Kết quả khảo sát nhu cầu sinh viên năm 2009 của Trung tâm hỗ trợ sinh viên
» Thơ thẩn vui về tình yêu học sinh sinh viên
» Chỉ có thể là sinh viên
» CƠM SINH VIÊN
:: Tin Tức :: Bản tin thời sự
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết