Chào mừng bạn đến với diễn đàn Luật Học k33
Hãy đăng ký thành viên để trao đổi với chúng tôi.



Join the forum, it's quick and easy

Chào mừng bạn đến với diễn đàn Luật Học k33
Hãy đăng ký thành viên để trao đổi với chúng tôi.

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tranh chấp HN và GĐ : hết sống chung = ly hôn thực tế ?

Go down

Tranh chấp HN và GĐ : hết sống chung = ly hôn thực tế ? Empty Tranh chấp HN và GĐ : hết sống chung = ly hôn thực tế ?

Bài gửi by Admin Sun Dec 06, 2009 12:17 pm

TRANH CHẤP HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH: HẾT SỐNG CHUNG = LY HÔN THỰC TẾ?



Posted on 06/04/2009 by civillawinfor

HOÀNG LAM

Chồng tự ý bỏ vợ đi “tòm tem” với bà khác, tòa công nhận đã ly hôn trên thực tế? Chuyện tức mình này đã xảy ra với bà N. Vừa chớm qua tuổi 18, bà và ông H. được gia đình hai bên tổ chức lễ cưới nhưng cả hai không đăng ký kết hôn. Theo luật định, đây là hôn nhân thực tế vì hai bên đã chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1974, tức trước ngày 3-1-1987.

Không sống chung, mất chồng như chơi!

Cuộc sống vợ chồng ban đầu cũng hòa thuận, hạnh phúc. Năm 1982, khi bà N. mang thai con thứ năm thì quan hệ của họ trở nên căng thẳng. Biết chồng mình đang để ý đến người khác nên bà N. ra sức ngăn cản. Khổ nỗi ông H. đã không lắng nghe mà lại còn đánh vợ. Tủi thân, bà bỏ về nhà cha mẹ ruột sinh sống và tần tảo nuôi con, lòng vẫn mong có lúc chồng sẽ quay về với mình.

Nhưng ông H. vẫn quyết đâm đơn ra tòa đòi ly hôn vợ. Tại tòa, ông công khai thừa nhận mình và vợ bé đã có với nhau bốn mặt con. Hội đồng xét xử sơ thẩm hôm ấy bày tỏ thái độ bất mãn thay cho bà N. Họ cho rằng ông H. thiếu trách nhiệm làm chồng, làm cha và quyết định bác yêu cầu ly hôn của ông. Cấp sơ thẩm còn tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông H. với người vợ hai. Sau đó, tuy chống án không thành nhưng ông H. vẫn tiếp tục chung sống với vợ hai.

Năm 1994, ông H. xích mích với bạn nhậu nên bị đánh chết. Chín năm sau, cha ruột của ông kiện đòi con dâu thứ hai trả đất do con trai chết để lại. Ông bảo ngày xưa mình giao đất cho con trai theo kiểu cho sử dụng tạm chứ không cho luôn. Phúc thẩm vụ án hồi tháng 3-2004, TAND tỉnh Bình Dương xác định đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của ông H., giờ ông H. chết thì phát sinh thừa kế. Nếu muốn thì cha ông H. cần khởi kiện yêu cầu chia thừa kế.

Lạ lùng ở chỗ TAND tỉnh lại kết luận ông H. và bà N. đã ly hôn trên thực tế. Tòa này cho rằng tuy cả hai cấp tòa không cho ông H. ly hôn với bà N. nhưng quan hệ vợ chồng giữa họ đã không còn tồn tại. Họ không sống chung suốt từ năm 1982 đến khi ông H. bị đánh chết. Hơn nữa, khi ông H. bị đánh chết, bà chẳng thể hiện sự quan tâm, cũng không tố giác kẻ gây án. Trong khi đó, người vợ sau đã chung sống với ông H. từ trước năm 1987 nên đủ tư cách là vợ thực tế của ông H. (!?).

Nhận định oái oăm của TAND tỉnh khiến bà N. ngẩn người vì bị tước mất quyền làm vợ, mất luôn quyền thừa hưởng di sản của chồng. Đến khi bà được người khác chỉ vẽ cách nộp đơn xin giám đốc thẩm thì thời hạn kháng nghị đã không còn.

Chưa ly hôn thì vẫn là vợ chồng


Năm 1977, ông B. chung sống không đăng ký kết hôn với bà T. và có hai con chung. Năm 1987, ông bỏ quê lên thị xã chung sống với bà K. nhưng chừng 10 năm sau mới đăng ký kết hôn với bà này. Ít năm sau, ông B. lại quan hệ với phụ nữ khác. Nói không được, bà K. bèn nộp đơn yêu cầu TAND thị xã cho ly hôn với ông B.

Sơ thẩm vụ án hồi tháng 5-2008, TAND thị xã xác định hôn nhân giữa ông B. với người vợ đầu là hôn nhân thực tế. Tòa tuyên hủy quan hệ hôn nhân giữa ông với bà K. mặc dù họ có đăng ký kết hôn. Theo dõi vụ việc, dư luận râm ran nhận xét vì sao bà K. có đăng ký kết hôn với ông B. đàng hoàng, đã sống chung 21 năm, có hai mặt con mà vẫn bị đẩy ra đường tay trắng.

Tuy nhiên, cách xử lý nêu trên của TAND thị xã được TAND tỉnh cho là hợp lý và được giữ y tại phiên xử phúc thẩm. Bởi lẽ Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 cấm kết hôn trong trường hợp đang có vợ hoặc có chồng. Vào thời điểm đăng ký kết hôn với bà K., ông B. đang bị ràng buộc bởi cuộc hôn nhân hợp pháp với bà T. Tuy bị hủy kết hôn trái pháp luật, quyền lợi về tài sản của bà K. vẫn được xem xét, giải quyết tùy thuộc khả năng chứng minh tài sản nào là “của anh, của em, của chúng ta”.

Pháp luật về hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ đều quy định việc ly hôn phải được tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án ly hôn. Trước giờ, pháp luật chỉ thừa nhận hôn nhân thực tế chứ không thừa nhận ly hôn thực tế. Bởi vậy, nếu bên vợ hoặc bên chồng chưa chết, cũng chưa ra tòa ly hôn thì không ai có quyền tùy tiện “khai tử” cuộc hôn nhân hợp pháp của họ.

SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM

Trích dẫn từ: http://www.phapluattp.vn/news/ban-do...news_id=248572
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 782
NHIỆT HUYẾT : 2188
Cảm Ơn ! : 9
Join date : 21/11/2009
Age : 34
Đến từ : Đà Lạt

CASINO
BOYDALAT_90: 10

https://svlhk33.forummotion.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết