Chào mừng bạn đến với diễn đàn Luật Học k33
Hãy đăng ký thành viên để trao đổi với chúng tôi.



Join the forum, it's quick and easy

Chào mừng bạn đến với diễn đàn Luật Học k33
Hãy đăng ký thành viên để trao đổi với chúng tôi.

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Khái niệm pháp luật, pháp chế, bộ luật và luật

Go down

Khái niệm pháp luật, pháp chế, bộ luật và luật Empty Khái niệm pháp luật, pháp chế, bộ luật và luật

Bài gửi by Admin Wed Dec 09, 2009 12:31 am

* PHÁP LUẬT :

Là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu Nhà nước và một kiểu pháp luật tương ứng. Lịch sử xã hội loài người đã có các kiểu pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Pháp luật hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần túy của lý tính hay bản tính tự nhiên phi giai cấp của con người như học thuyết pháp luật tự nhiên quan niệm. Pháp luật, như Mác – Ăng – ghen phân tích, chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước; bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật cũng mang tính xã hội, bởi vì ở mức độ nhất định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêu cầu chung của xã hội về văn hóa, phúc lợi, môi trường sống… Về mặt này, pháp luật xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội.

Pháp luật còn là một bộ phận quan trọng của cấu trúc thượng tầng xã hội. Nó do cơ sở hạ tầng quyết định, nhưng có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Nếu pháp luật phản ánh đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của xã hội, nhất là các quy luật kinh tế thì pháp luật sẽ có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển đó.

Theo Lênin, “một đạo luật là một biện pháp chính trị”. Trong lịch sử, bất cứ giai cấp cầm quyền nào cũng dựa vào pháp luật để thể hiện và thực hiện chính trị của giai cấp mình. Pháp luật trở thành hình thức thể hiện tập trung, trực tiếp chính trị của giai cấp cầm quyền, là một công cụ sắc bén thể hiện quyền lực của Nhà nước thực hiện những yêu cầu, mục đích, nội dung chính trị của nó. Do đó, Nhà nước nào, pháp luật ấy. Những thuộc tính cơ bản của pháp luật là tính quy phạm, tính cưỡng chế, tính khách quan, tính Nhà nước, tính hệ thống và tương đối ổn định.

* PHÁP CHẾ :

Là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.

Pháp chế và pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không đồng nhất. Pháp chế là một phạm trù thể hiện sự đòi hỏi và những yêu cầu đối với các chủ thể pháp luật, phải triệt để tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.

Một nền pháp chế thống nhất, vững chắc là cơ sở cần thiết cho hệ thống pháp luật điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội, phát huy được hiệu lực của mình; mặt khác, chỉ khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời khi cần thiết, thì nền pháp chế mới được củng cố và tăng cường.

Pháp chế cần được đề cao thành nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Nó đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật; mọi công chức Nhà nước phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý nghiêm minh. Các tổ chức, chính trị, xã hội cũng có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế là cơ sở bảo đảm cho bộ máy Nhà nước hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, phát huy đầy đủ hiệu lực của mình và bảo đảm công bằng xã hội. Điều 12 Hiến pháp 1992 của nước ta quy định “Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi bộ máy Nhà nước, các địa phương và mọi công dân trong cả nước phải nhận thức và thực hiện giống nhau đối với toàn bộ hệ thống pháp luật đã ban hành. Nó không cho phép mỗi nơi có luật lệ riêng, duy trì tình trạng “phép vua thua lệ làng”, thực hiện pháp luật của nhà nước theo cách “vận dụng” riêng của mình. Nó chống lại thói cục bộ, địa phương. Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế là điều kiện không thể thiếu để thực hiện dân chủ đối với mọi công dân và quyền lực của nhà nước.

* BỘ LUẬT VÀ LUẬT :


Đều là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp nhằm điều chỉnh các loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Các Bộ luật và luật này có giá trị pháp lý cao (chỉ sau Hiến pháp) và có phạm vi tác động rộng lớn đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Vì vậy khi xây dựng các văn bản dưới luật phải dựa trên cơ sở các quy định thể hiện trong các văn bản Bộ luật và luật, không được trái với các quy định đó. Các Bộ luật và luật thường được ban hành theo một trình tự hết sức chặt chẽ, gồm 4 giai đoạn : soạn thảo dự án luật, thảo luận dự án luật, thông qua luật, và công bố luật.

Tuy nhiên cần phân biệt giữa Bộ luật và luật. Bộ luật là một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành nhằm điều chỉnh và tác động rộng rãi đến các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội (ví dụ : Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự…). Còn luật cũng là một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, trình tự ban hành và hiệu lực giống Bộ luật, song phạm vi các quan hệ xã hội cần điều chỉnh hẹp hơn, chỉ trong một lĩnh vực hoạt động, một ngành hoặc một giới (ví dụ : Luật Cty, Luật đất đai, Luật thuế, Luật đầu tư nước ngoài, Luật xây dựng, Luật nhà ở)


nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 782
NHIỆT HUYẾT : 2188
Cảm Ơn ! : 9
Join date : 21/11/2009
Age : 33
Đến từ : Đà Lạt

CASINO
BOYDALAT_90: 10

https://svlhk33.forummotion.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết