Chào mừng bạn đến với diễn đàn Luật Học k33
Hãy đăng ký thành viên để trao đổi với chúng tôi.



Join the forum, it's quick and easy

Chào mừng bạn đến với diễn đàn Luật Học k33
Hãy đăng ký thành viên để trao đổi với chúng tôi.

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những Luật sư tiêu biểu của Việt Nam

Go down

Những Luật sư tiêu biểu của Việt Nam Empty Những Luật sư tiêu biểu của Việt Nam

Bài gửi by Admin Sun Dec 06, 2009 11:49 am

Hì, từ khi tớ trở thành sinh viên Luật.Đi đến đâu cứ giới thiệu tên trường xong là ăn ngay một câu: "Sau này sẽ làm luật sư hả?"
Chẳng bít nói j. Đâu phải cứ học Luật sẽ làm Luật sư đâu?
Còn bít bao công việc khác nữa.
Nhưng học trường mình mà không biết đến một số Luật sư tiêu biểu thì đúng là có tội thật.

Nữ luật sư Ngô Bá Thành (1931 - 2004)
Tên thật là Phạm Thị Thanh Vân (Ngô Bá Thành là tên người chồng quá cố của bà) nguyên là Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội các khoá 6, 7, 8 và 10, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam.

Bà sinh ra tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, là con gái của ông Phạm Văn Huyến, bác sĩ thú y đầu tiên của Việt Nam. Năm 26 tuổi, bà bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ Luật tại Pháp. Sau đó, bà được đích thân Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thời bấy giờ, ông Dag Hammarskjöld, mời làm việc cho ban luật quốc tế với tư cách là nữ luật gia Việt Nam đầu tiên thông thạo ba hệ thống pháp luật và ba ngoại ngữ Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Tuy nhiên bà đã từ chối để nhận một công việc khác tại Việt Nam.

Bà là Phó Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, Uỷ viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Quốc hội, Đại biểu Quốc hội từ khóa 6 đến khóa 8 và khóa 10. Tuy nhiên trong lần ứng cử tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1992 vào Quốc hội khóa 9, bà đã không được bầu. Trong trả lời phỏng vấn của đài BBC, bà đã tức giận gọi đây là sự gian lận. Đến khóa sau, bà được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ra ứng cử tại Hà Nội và đã trúng cử vào Quốc hội khóa 10 (1997). Tới lần bầu cử Quốc hội khóa 11, bà cũng ra ứng cử tại Hà Nội nhưng đã thất cử mặc dù đang là Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội khóa 10.

Năm 1998 Uỷ ban về Phụ nữ của Viện Tiểu sử Hoa Kỳ (ABI) đã bầu bà là "Người phụ nữ của năm 1998". Cũng năm đó Trung tâm tiểu sử quốc tế (IBC) bầu bà là "Người phụ nữ thiên niên kỷ", đồng thời trao cho bà chức vụ Phó tổng giám đốc Trung tâm tiểu sử quốc tế đầu tiên khu vực châu Á".

Muốn biết kĩ về tiểu sử của bà thì vào đây nha
VIET NAM NET


Nguyễn Hữu Thọ

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (10 tháng 7 năm 1910 – 24 tháng 12 năm 1996) là một trong những trí thức miền Nam đi theo Cách mạng và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ông sinh tại Chợ Lớn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1930, ông học luật tại Pháp. Năm 1948, ông tham gia Mặt trận Liên Việt và năm sau được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông hoạt động trong phong trào trí thức và bị Pháp bắt tháng 6 năm 1950, bị giam ở Lai Châu rồi Sơn Tây cho đến tháng 11 năm 1952. Sau đó ông lại tham gia phong trào đấu tranh hợp pháp, đòi hòa bình ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1954, ông bị chính quyền Ngô Đình Diêm bắt và bị giam tại Phú Yên.

Khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1960 nhưng chưa có lãnh tụ, phía cộng sản tập trung giải thoát cho luật sư Nguyễn Hữu Thọ, đang bị quản thúc tại Phú Yên. Việc giải thoát thành công và cuối tháng 11 năm 1961, luật sư Nguyễn Hữu Thọ về đến bắc Tây Ninh. Tháng 2 năm 1962 Đại hội lần thứ I Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức và luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch.

Khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập vào tháng 6 năm 1969, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn.

Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất.

Tháng 4 năm 1980, sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời, ông làm Quyền Chủ tịch nước cho đến tháng 7 năm 1981.

Năm 1981, ông là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho đến năm 1987, rồi là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tại đại hội năm 1988.

Ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996.


Nguyễn Mạnh Tường

Nguyễn Mạnh Tường (1909 – 13 tháng 6 năm 1997) là một luật sư và giáo sư Việt Nam.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Ông theo học tại trường Albert Sarrault - Hà Nội và đỗ tú tài năm 16 tuổi. Sau đó du học tại Đại học Montpellier ở miền nam nước Pháp năm 1927. Khi mới 22 tuổi ông trở thành người Việt đầu tiên đỗ hai bằng tiến sĩ tại Pháp: Ưu hạng Luật khoa (Luận án L'individu dans la vieille cité annamite, Code des Lê, D.E., Droit, Montpellier, Imp. de la Presse Montpellier 1932) và Tiến sĩ Quốc gia văn chương (với luận án L'Annam dans la littérature française, D.E., Lettres, Montpellier 1932). Báo chí thời ấy đã coi người thanh niên Việt Nam trong một năm đỗ 2 bằng tiến sĩ là hiện tượng chưa từng có trong nền giáo dục đại học Pháp. Bạn tri âm của ông là Nguyễn Văn Huyên, người cũng làm luận án Tiến sĩ Văn khoa tại Pháp.

Trở về Việt Nam năm 1936, Nguyễn Mạnh Tường dạy văn học Pháp ở trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat), hay còn gọi là trường Bưởi (từ 1945 đổi tên thành trường Trung học Chu Văn An). Bất mãn với chính sách kỳ thị của Pháp khiến ông bỏ dạy và mở văn phòng luật sư.

Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp ông làm luật sư và dạy học tại Thanh Hóa và khu ba nói chung. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, ông trở về Hà Nội, là giáo sư trường Đại học Văn khoa (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).

Sau 1954 ông giữ các chức vụ Trưởng khoa Đại học Luật Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Đoàn Luật sư, Phó Trưởng khoa Đại học Sư phạm Hà Nội; thành viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Hội Hữu nghị Việt-Pháp, Hội Hữu nghị Việt-Xô và Uỷ ban Bảo vệ Hoà bình Thế giới, sáng lập viên Câu lạc bộ Đoàn Kết, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên viên nghiên cứu giáo dục. Ông tham gia phái đoàn chính phủ dự hội nghị đàm phán ở Đà Lạt, dự các hội nghị hoà bình thế giới ở Bắc Kinh và Wien.

Ngày 30 tháng 10 năm 1956 luật sư Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đã đọc một bài diễn văn tại một cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng tránh mắc lại. Sau phát biểu này, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp.

Ông mất ngày 13 tháng 6 năm 1997 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi. Trong sổ tang tưởng niệm nhà trí thức Nguyễn Mạnh Tường, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã ghi "... Vô cùng thương tiếc giáo sư - luật sư Nguyễn Mạnh Tường - Một trí thức yêu nước đã có cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và góp phần xây dựng nền giáo dục của Việt Nam".
Tác phẩm
-Luật sư Nguyễn Mạnh Tường để lại 14 tác phẩm bằng tiếng Pháp và 4 tác phẩm tiếng Việt.
-Văn Phạm Việt Nam (cùng Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim) (1941)
-Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức)
-Construction de l'Orient (1937)
-Sourires et Larmes d'une Jeunesse (1937)
-Pierres de France (1940)
-Apprentissage de la Méditerranée (1940)
-Le Voyage et le Sentiment (1940)
-Một Cuộc Hành Trình (1955)
-Un Excommunité-HàNội: 1954-1991: Procès d'un intellectuel (Kẻ bị khai trừ-HàNội 54-92:bản án một người trí thức) Quê Mẹ Paris xb 1992
-Lý luận giáo dục châu Âu: Từ Érasme tới Rousseau thế kỷ XVI, XVII, XVIII - Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội - 1994) 530 trang
-Aikhylos (Eschyle) và bi kịch cổ đại Hi Lạp - Nhà xuất bản Giáo dục (1996)
-Virgile - nhà thơ vĩ đại của thời kỳ La mã cổ đại- Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (1996) 342 trang


Phan Anh

Phan Anh (1 tháng 3, 1912 – 28 tháng 6, 1990) là Luật sư nổi tiếng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Phan Anh sinh ra và lớn lên tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ của ông là Phan Điện. Ông còn có một người em ruột là Phan Mỹ cũng là một luật sư (từng là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng).

Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội, lớn lên theo học ngành luật tại Hà Nội, sau đó tiếp tục học tại Paris. Trong thời gian học trường Luật từ năm 1934-1937, ông tham gia hoạt động xã hội, là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên và vào Đảng Xã hội Pháp. Vừa học, ông vừa tham gia dạy học ở trường Gia Long và trường Thăng Long. Năm 1937, ông đậu Cử nhân Luật, năm sau (1938) sang Pháp trình luận án Tiến sĩ Luật, nhưng Thế chiến thứ hai bùng nổ nên ông không kịp bảo vệ luận án và phải về nước năm 1940, hành nghề luật sư tại văn phòng của luật sư Bùi Tường Chiểu.

Năm 1940, ông cùng Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiền, thành lập báo Thanh Nghị (1941-1945) mong muốn đóng góp ý kiến của nhóm ông trước quốc dân. Ông là một trong 5 cây bút trụ cột của báo này, phụ trách nhiều chuyên mục của báo. Tuy là một luật sư nhưng nhờ biết chữ Hán, thông hiểu triết, văn, sử Trung Hoa (cả cổ học và tân học) nên các bài viết của ông rất có giá trị về cả phổ thông và chuyên môn.

Sau vụ Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại mời ông và một số trí thức trẻ vào Huế tham khảo ý kiến về việc Nhật "trao trả độc lập" cho Việt Nam và để thành lập nội các mới. Sau đó ông được mời giữ chức Bộ trưởng Bộ thanh niên trong chính phủ Trần Trọng Kim. Thời gian này, ông có sáng kiến thành lập đoàn Thanh niên Tiền tuyến (còn gọi là Thanh niên Phan Anh), Thanh niên Xã hội. Cùng thời điểm, ông là thành viên của Hội đồng soạn thảo Hiến pháp kiêm thuyết trình viên (theo Dụ số 6 ngày 30 tháng 6 năm 1945) để soạn thảo một Hiến pháp cho nước Việt Nam mới (Đế quốc Việt Nam).

Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông từ chức cùng với nội các Trần Trọng Kim về sống tại Hà Nội. Sau khi Quốc hội khóa 1 được bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 và thành lập Chính phủ Liên hiệp Quốc gia, ông được mời giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đến tháng 7 năm 1946, ông được Chính phủ giao chức Tổng thư ký phái đoàn Chính phủ Việt Nam (Trưởng đoàn là Phạm Văn Đồng) đi dự hội nghị Fontainebleau đàm phán với chính phủ Pháp.

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, 19 tháng 12 năm 1946, ông tham gia kháng chiến chống Pháp suốt 9 năm (1946-1954). Năm 1948, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế, năm 1954 là Bộ trưởng Bộ Công thương. Tháng 7 năm 1954, ông là phái viên phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Genève.

Sau năm 1954, ông liên tục giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Kinh tế (từ tháng 5 năm 1951 đổi tên là Bộ Công thương), Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp (từ tháng 9 năm 1955 đến tháng 4 năm 1958), Bộ trưởng Bộ Ngoại thương (từ tháng 4 năm 1958 đến năm 1976) trong Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Ông là người cùng với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sáng lập hội Luật gia Việt Nam làm chủ tịch hội và thường vụ hội Luật gia quốc tế; Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Thế giới của Việt Nam và Phó Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Thế giới. Từ năm 1988, ông còn là phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ông mất năm 1990 tại Hà Nội.


Vũ Đình Hòe

Giáo sư Vũ Đình Hòe thời trẻ

Vũ Đình Hòe (sinh năm 1912) là luật gia, nhà báo, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông nguyên quán làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là hậu duệ đời thứ tư của Tiến sĩ Vũ Tông Phan (1800-1841).

Tốt nghiệp khoa Luật khóa 2 của Đại học Đông Dương, Vũ Đình Hoè chọn nghề dạy học ở các trường tư thục nổi tiếng Thăng Long và Gia Long, nơi mà ông từng được mời đứng lớp khi còn là sinh viên để lấy tiền trang trải học phí.

Ông tham gia nhóm trí thức cấp tiến Thanh Nghị, làm Chủ nhiệm tạp chí văn chương, chính trị và kinh tế Thanh Nghị, xuất bản từ ngày 15 tháng 5 năm 1941 đến tháng 8 năm 1945.

Ông cùng Phan Thanh, Hoàng Minh Giám tham gia phân bộ Đảng Xã hội Pháp của Jaurès, cùng nhà văn Nhất Linh và kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện lập Hội Ánh sáng chuyên dựng nhà tranh tre hợp vệ sinh cho dân nghèo.

Ông là một trong các thành viên sáng lập của Đảng Dân chủ Việt Nam (30 tháng 6 năm 1944) và giữ chức ủy viên Trung ương Đảng. Sau này Đảng Dân chủ tham gia vào Mặt trận Việt Minh.

Ngày 16 tháng 5 năm 1945, Hội Tân Việt Nam được thành lập và Vũ Đình Hòe làm Tổng thư ký. Ông cũng làm Phó Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ (thành lập năm 1938) mà Hội trưởng là Nguyễn Văn Tố.

Ông nhận nhiệm vụ vào Bắc Bộ phủ (nhờ có Nguyễn Văn Huyên giới thiệu) thuyết phục Khâm sai Phan Kế Toại từ chức, sau đó đi Huế thuyết phục hai người đồng sáng lập Thanh Nghị là Phan Anh và Vũ Văn Hiền rút ngay ra khỏi chính phủ Trần Trọng Kim.

Ông có quan hệ thân thiện với các lãnh tụ cộng sản như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Tháng 8 năm 1945 ông được cử đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào do Việt Minh tổ chức ở Tuyên Quang để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

Ông là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên, đại diện cho Đảng Dân chủ.

Ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946 rồi thay luật gia Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong suốt 15 năm sau đó. Trên cương vị Bộ trưởng Quốc gia giáo dục, ông cho mở cửa lại Đại học Đông Dương, từ nay là Đại học Quốc gia Việt Nam giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt. Bản thân ông cũng trở thành một trong những vị giáo sư đầu tiên của nền đại học Việt Nam mới, cùng Võ Nguyên Giáp giảng môn Kinh tế cho các lớp xã hội - chính trị đặc biệt.

Năm 1957, ông là một trong số 29 thành viên Ban sửa đổi Hiến pháp do Hồ Chí Minh làm Trưởng ban. Ban này đã dự thảo ra Hiến pháp năm 1959.

Năm 1960, Bộ Tư pháp giải thể, ông chuyển về Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, làm chuyên viên nghiên cứu luật pháp và về hưu năm 1975.

Năm 1996, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Hiện nay ông là một trong hai Bộ trưởng trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn sống (người thứ hai là Võ Nguyên Giáp).
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 782
NHIỆT HUYẾT : 2188
Cảm Ơn ! : 9
Join date : 21/11/2009
Age : 33
Đến từ : Đà Lạt

CASINO
BOYDALAT_90: 10

https://svlhk33.forummotion.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết