Chào mừng bạn đến với diễn đàn Luật Học k33
Hãy đăng ký thành viên để trao đổi với chúng tôi.



Join the forum, it's quick and easy

Chào mừng bạn đến với diễn đàn Luật Học k33
Hãy đăng ký thành viên để trao đổi với chúng tôi.

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Luật sư – Từ thực tế nhìn lại

Go down

Luật sư – Từ thực tế nhìn lại Empty Luật sư – Từ thực tế nhìn lại

Bài gửi by Admin Sun Dec 06, 2009 11:24 am

Nghề luật sư (LS) là một hoạt động bổ trợ tư pháp, có vai trò đặc biệt quan trọng trong Nhà nước pháp quyền và trong xã hội nói chung. Giữ vị trí tối cần thiết như vậy, nhưng cả nước hiện chỉ có 5.334 LS và 2.000 người tập sự hành nghề LS trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến pháp luật từ dân sự, hình sự, kinh tế, hành chính, đến thương mại, đầu tư, kinh doanh. Tính ra, tỷ lệ LS trên số dân ở Việt Nam là 1/20.700. Tỷ lệ này quá thấp so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, chẳng hạn ở Singapore là 1/1.000, ở Mỹ là 1/250… Bên cạnh đó, chất lượng của đội ngũ LS cũng còn không ít điểm hạn chế.


Thiếu hụt đầu vào lẫn đầu ra

Khá nhiều người trong xã hội hiện nay có quan niệm: muốn làm LS phải đi học luật, và đã học luật chắc chắn sẽ là LS. Vế đầu của quan niệm này đúng, bởi tất cả LS đều phải có bằng cử nhân luật, cũng như muốn là bác sĩ thì phải qua 6 năm đào tạo trong trường đại học y. Còn vế thứ hai thì sai. Theo PGS, TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM, một sinh viên vừa tốt nghiệp trường luật đòi hỏi trở thành LS ngay là điều không thể. Một thực tế là trong thời gian 4 năm học ở trường đại học luật, sinh viên không được học môn học nào về kỹ năng và đạo đức hành nghề của nghề LS. “LS là một nghề và được pháp luật điều chỉnh việc hành nghề của họ. Ở trường chúng tôi không đào tạo LS mà chỉ đào tạo cử nhân luật” – PGS, TS Mai Hồng Quỳ nhấn mạnh.

Qua tìm hiểu, mỗi năm Trường Đại học Luật TPHCM cho “ra lò” khoảng 2.000 cử nhân luật, trong đó phân nửa thuộc hệ tại chức. Ở phía Bắc, Trường Đại học Luật Hà Nội bằng nhiều hình thức đào tạo khác nhau cũng chỉ cho tốt nghiệp hơn 2.000 cử nhân luật/năm. Số lượng sinh viên khoa luật của gần chục trường đại học khác trong cả nước mỗi năm tốt nghiệp khoảng 6.000 người. Và chỉ 10% trong số này đi theo nghề LS. Nghĩa là mỗi năm, đầu vào để đào tạo nghề LS chỉ khoảng 1.000 người. Trong khi đó, theo Đề án phát triển đội ngũ LS phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đến năm 2015 cả nước cần đến 20.000 LS, và ít nhất 10% số LS này là LS chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

Sự bất cập trong đầu vào đã dẫn đến sự thiếu hụt đầu ra của đội ngũ LS. Bà Đỗ Hoàng Yến, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp), nhìn nhận: “Sự thiếu hụt LS đang là vấn đề lớn và là nhu cầu đang cấp bách”.

Mặt khác, đội ngũ LS phát triển chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt là TPHCM và TP Hà Nội; vì thế ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng LS không đủ đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý của nhân dân. Riêng tỉnh Lai Châu chưa có đủ số lượng LS cần thiết để thành lập Đoàn LS.

Song song với sự thiếu hụt đội ngũ LS, việc đào tạo kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho LS cũng còn hạn chế. PGS, TS Mai Hồng Quỳ nhận xét: “Thông thường một khóa đào tạo LS do Học viện Tư pháp (Bộ Tư pháp) tổ chức chỉ khoảng 6 tháng. Nội dung đào tạo chủ yếu chú trọng đến yêu cầu LS phải làm gì, không được làm gì và những vấn đề cơ bản mà Luật LS quy định. Như vậy, thời gian để đào tạo một cử nhân luật thành LS chỉ mất chưa đầy 1 năm, trong khi ở nhiều nước trên thế giới, quá trình đào tạo này phải mất 6 đến 7 năm”.


LS Phan Thông Anh, Ủy viên Thường vụ Liên đoàn LS Việt Nam, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Việt Nam, lý giải: “Do thiếu hụt LS, nên các khóa đào tạo được mở ra theo kiểu “mì ăn liền”, chủ yếu chạy theo số lượng. Đáng chú ý là hình thức đào tạo không đồng nhất, vừa có chính quy, tại chức, vừa có mở rộng, từ xa; độ tuổi của cử nhân luật khi ra trường để đào tạo LS cũng khác nhau. Điều này khiến cho việc chuẩn hóa chương trình, nội dung đào tạo nghề LS gặp khó khăn và làm giảm chất lượng đội ngũ LS”. Hậu quả là trong lúc hành nghề, không ít LS tỏ ra non kém về kỹ năng, vi phạm những quy tắc ứng xử thông thường nhất của nghề LS.

Từ kinh nghiệm bản thân, LS Nguyễn Thành Công (Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật) cho rằng: Để xây dựng đội ngũ LS thật sự có chất lượng, chương trình học tại các trường đại học luật cần thiết phải được cơ cấu lại, gia tăng các môn học mang tính thực tiễn, hoạt động nghiệp vụ cụ thể. Bên cạnh đó, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho LS có thể thực hiện theo nguyên tắc “đứng trên vai người khổng lồ sẽ cao hơn người khổng lồ”. Nghĩa là các LS kỳ cựu sẽ truyền đạt một cách thật tâm huyết cho lớp LS đàn em về những kinh nghiệm, những “mảng”, “miếng”, những kỹ thuật trong nghề. Khi ấy, sự lĩnh hội của những LS mới vào nghề sẽ đỡ vất vả hơn, thời gian tinh thông nghề nghiệp rút ngắn hơn. Và như vậy, nước nhà sẽ sớm có một đội ngũ LS có trình độ cao.

Đội ngũ LS có chức năng cao cả là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần bảo vệ công lý và pháp chế XHCN. Hoạt động tham gia tố tụng của LS đã góp phần quan trọng thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại tòa – một trong những yêu cầu trọng tâm của cải cách tư pháp, góp phần cải thiện một bước chất lượng hoạt động tố tụng, làm tăng thêm tính dân chủ, công bằng của phiên tòa.

Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, các LS đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp phát sinh, đặc biệt là trong các lĩnh vực mới mẻ như đầu tư nước ngoài, sở hữu trí tuệ, quan hệ thương mại hàng hóa có yếu tố nước ngoài…

Cùng với sự phát triển của đất nước trong những năm qua, đội ngũ luật sư (LS) Việt Nam từng bước trưởng thành, trở thành bộ phận không thể tách rời trong thể chế Nhà nước pháp quyền XHCN. Đặc biệt là sau khi Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2-1-2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” ra đời, hoạt động của LS chuyển biến rõ nét hơn, vai trò của LS được nâng lên tầm cao mới. Luật LS và các bộ luật khác đã có nhiều quy định mở rộng, trao thêm nhiều quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của LS. Dẫu vậy, khi hành nghề, LS cũng đối mặt không ít khó khăn.

Luật: có quyền, thực tế: hạn chế

Theo Điều 58 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, LS được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm an ninh quốc gia thì LS được tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Đặc biệt trong các trường hợp bắt người khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì LS được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ.

Ngoài ra, LS còn được quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và có thể được hỏi người tạm giữ, bị can nếu điều tra viên đồng ý. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho LS thực hiện đúng chức năng của mình là làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo; góp phần đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội.

Luật quy định là thế, nhưng trên thực tế không phải lúc nào LS cũng được tạo điều kiện tham gia vào vụ án từ giai đoạn điều tra. LS kêu ca nhiều, thậm chí tại một cuộc họp, Đại tá Phan Anh Minh, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TPHCM, còn tuyên bố sẽ xử lý nghiêm những điều tra viên bị “tố” có hành vi cản trở LS hoạt động, tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa thể chấm dứt. Theo quan điểm của một số điều tra viên, khi vụ án đang trong giai đoạn điều tra, LS bào chữa theo yêu cầu của bị can tham gia chỉ thêm… rối.

Bởi lẽ không ít trường hợp bị can đang thành khẩn thừa nhận hành vi sai phạm phù hợp với chứng cứ cơ quan điều tra thu thập được, vậy mà sau khi gặp LS thì lập tức phản cung, thay đổi lời khai. Vậy nên cứ trì hoãn sự tham gia của LS càng lâu càng tốt! Về phần mình, khi bị cản trở, không LS nào dám “tố” vì sợ sau này bị tẩy chay, ảnh hưởng đến hoạt động lâu dài.

LS Trần Ngọc Quý (Đoàn LS TPHCM) nêu một khó khăn khác. Khoản 2 Điều 64 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 quy định rõ: người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án, được ghi chép, sao chụp tài liệu có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Quy định như vậy, nhưng thực hiện được hay không là do… hên xui. Có tòa án cho phép LS được dùng máy chụp ảnh kỹ thuật số sao chụp trực tiếp hồ sơ vụ án ngay tại chỗ để về nghiên cứu; nhưng cũng có tòa án yêu cầu LS phải đăng ký để tòa photocopy hồ sơ, hẹn LS vài ngày sau đến lấy. Gặp những trường hợp như vậy, LS phải mất nhiều thời gian đi lại mới có thể có được hồ sơ đầy đủ phục vụ cho việc nghiên cứu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.

Giữ quy tắc đạo đức hay đối mặt với pháp luật?

Theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, LS không được tiết lộ bí mật thân chủ. Đây là quy định đúng đắn, thể hiện trách nhiệm của LS đối với thân chủ của mình. Tuy nhiên, quy định này không “gặp” quan điểm của cơ quan điều tra.

Một số LS kể rằng đã bị điều tra viên mời lên yêu cầu hợp tác, cung cấp những gì đã biết qua những lần tiếp xúc với thân chủ (lúc này thân chủ của LS đã là bị can hoặc đang là nghi can trong một vụ án). Khi LS không đồng ý thì điều tra viên đe dọa rằng sẽ khởi tố LS về hành vi “Không tố giác tội phạm” theo quy định tại Điều 314 Bộ luật Hình sự.

Trước trường hợp này, hầu hết LS chọn cách không cung cấp thông tin và “đấu lý” với cơ quan điều tra rằng một khi thân chủ của họ chưa bị bản án có hiệu lực pháp luật tuyên là có tội thì chưa bị xem là tội phạm, do vậy không thể quy kết LS có hành vi “không tố giác tội phạm”. Dẫu “thoát hiểm” nhờ vận dụng “bảo bối” trên, nhưng các LS vẫn có cảm giác không được an toàn trong việc thực hiện trách nhiệm đối với thân chủ của mình.

Nhìn nhận theo hướng rộng hơn, LS Phan Thông Anh, Ủy viên Thường vụ Liên đoàn LS Việt Nam, Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Việt Nam cho rằng: Pháp luật hiện nay còn có những quy định chồng chéo, thiếu thống nhất. Do vậy, mỗi LS phải phải có bản lĩnh, sự nhạy bén, xử lý tình huống hài hòa để vừa tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp vừa tuân thủ nghĩa vụ công dân của mình đối với đất nước.

Theo LS Phan Thông Anh, việc LS bị làm khó trong quá trình tham gia tố tụng là vấn đề “nóng” được đưa ra thảo luận tại Đại hội đại biểu LS lần thứ nhất. Đại hội đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm ban hành văn bản pháp luật liên quan đến quá trình tham gia tố tụng của LS. Cụ thể, cần có một thông tư liên tịch giữa TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp để quy định trách nhiệm cho các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện tốt nhất cho LS trong việc cấp giấy chứng nhận bào chữa ngay từ giai đoạn điều tra, kể cả việc cấp giấy chứng nhận bào chữa một lần trong suốt quá trình tố tụng của vụ án, không phải kêu cấp đi cấp lại nhiều lần từ giai đoạn điều tra của cơ quan điều tra, đến giai đoạn truy tố của viện kiểm sát và đôi lúc kể cả giai đoạn xét xử của tòa án.

Theo SGGPOnline
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 782
NHIỆT HUYẾT : 2188
Cảm Ơn ! : 9
Join date : 21/11/2009
Age : 33
Đến từ : Đà Lạt

CASINO
BOYDALAT_90: 10

https://svlhk33.forummotion.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết